Latest Products

Truyện lá thư Vạn Tượng

Detail
Cùng trong lớp học và trong tuổi con đi học, trước năm 1980, Luang prabang là một thung lũng êm ấm sinh sống với thiên nhiên. Có một đôi trai gái quen thân nhau lâu rồi tên Kham và cô gái tên Vone. Một hôm tôi thấy Kham buồn buồn tôi mới hỏi bạn chung lớp:

- Có chuyện gì mà cái mặt như con chó đạp lên gãy đôi và lúm xuống thành vết chân chó vậy? Kham nói:
- Gia đình bạn gái sắp sửa xuống Vạn Tượng sống và cô cũng rời nơi học luôn thì tôi mới nói:

- Có gì đâu? Mùa hè nếu có tiền thì đi thăm hay chờ 2-3 năm nữa chúng mình cũng phải rời xuống đó học mà và tôi vỗ vai bạn đi vào lớp.

Sau khi Vone rời đi học ở Vạn Tượng thì hàng tháng vẫn viết thơ gửi cho nhau, thời gian đằng đẳng trên thơ gửi cho nhau cả năm. Kham mỗi một lần nhận thư hay nói cho tôi nghe, tôi chỉ nói: “Nếu yêu nhau thì đừng bỏ lãng thư liên lạc nhau, ngày mai cầu duyên tới”. Và tôi vỗ lên vai bạn nhè nhẹ 2-3 cái rồi đi. Thắm thoát 9 tháng mệt nhọc trong tuổi cắp sách đi học thì đã đến mùa phượng đỏ và hè đến. Một hôm tôi đi qua chợ, bỗng thấy xa xa Kham với bà cô ở chợ đang đứng mua rêu và da trâu khô. Kham thấy tôi giơ tay gọi, tôi mỉm cười và dạo gót tới cúi đầu chào bà cô đứng đó. Kham tươi cười thò tay vào túi quần móc ra một lá thư và mở ra lẹ vừa mừng vừa khoe:

- Nè, cô Vone thèm món ăn miền bắc da trâu khô với rêu sông nè đọc coi, bà cô mình 2 hôm nữa đi xuống Vạn Tượng mang đi cho mình. Tôi lướt mắt trên nét chữ vài dòng: “Thèm ăn rêu và da trâu khô thôi”, vì lá thư tư nhân của bạn, tôi cúi đầu từ giã bà cô và Kham rồi đi. Trong mùa hè nóng nảy và mưa. Một hôm tôi đứng ở trước cửa rạp cinema chờ giờ chiếu phim, tôi mua gói thuốc lá và một mớ hạt bobo luộc đứng ăn, ngó người đến coi phim. Đột nhiên trên bả vai có người đứng đằng sau vỗ mạnh liên tục vài cái, tôi giật mình và quay mặt lại, đó là bà cô của Kham với mấy người bạn đến coi phim, chợt bà kéo tay tôi đến nơi không người như muốn nói gì với tôi và mặt bà cô đó tái mét như vẻ lo sợ gì không biết. Tôi bình tĩnh hỏi:

Truyện lá thư Vạn Tượng

- Kham khỏe không và vui vẻ không? Chắc mừng lắm được gửi quà cho bạn gái mình. Bà cô ngó mặt tôi ngơ ngơ ngác ngác. Bà cô giơ tay vỗ mạnh trên bả vai tôi lớn tiếng một câu với tôi:

- Im và nghe cô nói:

- Cô cấm cháu nói gì với Kham nghe, hứa với cô đã thì cô mới nói cho nghe. Tôi nói:

- Cháu ít có thời gian nói chuyện tri kỷ với bạn bè, cô cứ tự nhiên nói đi cô.

- Cô Vone đó đã bệnh chết sau khi xuống Vạn Tượng được cỡ một tháng và gia đình đó đã vượt biên qua Thái lan lâu rồi, 5 tháng nay ai viết lá thư cho nó? Cô nổi da gà từ lúc ở Vạn Tượng rồi biết không? Cấm nghe! da trâu khô với rêu nó mua cô đã cúng vào chùa ở Vạn Tượng rồi, cô nói tiếp:

- Sẽ cho nó biết gia đình đó vượt biên, sau khi nào hai đứa ngừng lá thư, nhớ nghe cháu, nổi da gà rồi, thôi bạn chờ lâu cô đi đã.

Tôi đứng sững im lặng, da voi da chuột gì không biết, da gà thì chắc không phải, vì quá xá trời và bất thình lình nghe câu chuyện. Tôi đứng không còn vía hồn, há miệng cả 10 phút, một mớ bobo luộc trên tay trái đang cầm đã rơi xuống đất từ lúc nào. Đêm đó chiếu phim, tất cả bạn bè trong phòng chiếu ai cũng ngó tôi lạ, tôi nói:

- Tôi muốn bệnh, tôi về nghỉ ngơi. Tôi đi bộ về nhà tắm rửa cho tỉnh mà vẫn chẳng có tỉnh lên được, không muốn nói năng gì cả. Tôi mở cửa nhà ra ngồi giữa sân đến khuya một mình, không biết là cười hay là khóc, hay sợ hay là mơ, hay tỉnh mà da gà da ngỗng cứ đến viếng thăm từng trạm qua đêm dài.....

Nguồn : nhomtruyen.com

Ma cà rồng ( phì phống ) của dân tộc thái tây bắc – Tác Giả Quàng Khăn

Detail
Chuyện là hôm mùng 3 tết, mọi người đi chơi hết không ai ở nhà cả, anh trai họ mình tối đó về nhà đói quá nên lấy gói bánh trưng ở bếp ra ăn.

Tự dưng có con mèo đen ở đâu chui ra nó nhìn anh rồi anh cắt đơi cho nó ăn 1 nửa, a ăn chưa hết mà nó đã ăn hết rồi vậy là a lại chia cho nó, sau khi nó ăn xong nó nhìn a với vẻ giận dữ grừ grừ’ rồi a tức quá chửi ‘ cho mày ăn mà mày còn vậy à’ vậy là ông với lấy cái gậy định đánh nó thì nó chạy đi mất…

lạ lạ cảm giác có chuyện chẳng lành.

Vậy là tối ngủ ông trốt hết cửa cầm 1 con dao và 1 cái đèn pin để trên đầu giường chỗ ông ngủ mắc màn cẩn thận. Tắt đèn ngủ.

Ngủ được 1 lúc bỗng ông khó thở nhìn sang thấy bóng con mèo đen vừa nãy 1 tay nó ấn vào ngực a k thở được… Sau đó a với lấy con dao chém mạnh 1 nhát vào vai con mèo… Rồi a bật dậy chạy ra giữa nhà bật điện ( vì là nhà sàn nhé)
Quay qua giữa nhà thấy 1 người con gái tóc xõa che hết mặt mặc áo com lê, váy thái, chân màu nâu như dẫm bùn về ý, 2 tay dơ ra đứng im giữa nhà run cầm cập làm rung cả căn nhà.

Rồi nghe tiếng cạch 1 cái k thấy con ma nữa đâu.. Mà cửa thì khó mở nhé!

A sợ quá mở cửa giữa nhảy từ trên sàn nhà xuống đất chạy về kêu dân bản ( vì nhà ông nằm độc lập xa bản 1 tẹo nhé)
Sau đó mọi người kéo nhau lên xem thì thấy vết máu từ cầu thang lên tới giường…
Ngay ngày hôm sau bố mẹ a và bố mình với mấy bác nữa xuống xem thì nghe a kể rồi hôm sau chẳng có chuyện j xảy ra… Cũng cúng kiếng các kiểu

Cho đến 2 hôm sau khi mọi người đi rừng kiếm măng hết còn mình a ở nhà.

9h ông ngủ dậy ra ngoài rửa mặt tự dưng như kiểu có người nhảy lên đạp mạnh vào sau lưng a tí nữa thì ngã từ trên nhà xuống…

Đi xem bói các kiểu thì nghe đâu bảo là trước làm nhà nhặt được chứng minh thư của người đó kèm theo sợi tóc nữa nên nó đi tìm lại đồ của nó hay sao ý…

P/s: Đùa chứ người thái bọn tớ cũng nhiều ma lắm… May mà mình k bị…hihi

Nguồn : Fb.com

Căn nhà ma Số 217 Phố Tôn Đức Thắng

Detail
Căn nhà mặt tiền số 217 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội hoang tàn, mục nát giữa phố thị sầm uất tấp nập đã hơn mười năm nay. Ngôi nhà có kiến trúc khá đơn giản, gồm hai tầng, tầng một có hai phòng, tầng hai rộng rãi hơn nhưng toàn màu u ám với vết sơn vàng bong tróc loang lổ, khắp căn nhà sặc mùi ẩm mốc, hôi hám.

Chiếc cửa cuốn ở tầng một quanh năm ngày tháng nằm bất động, ngôi nhà được ví như mặt trái của không khí tấp nập xe cộ và bụi đường Hà Nội. Khi tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của ngôi nhà, nhóm phóng viên không nhận được nhiều thông tin từ những người dân sống xung quanh.

Chủ yếu, mọi người đều cho rằng, căn nhà trước đây đã từng là nơi tự vẫn của chính gia chủ. Bởi lẽ, khi xây dựng căn nhà, đã có rất nhiều xác chết nhưng lại không được làm lễ di chuyển đi, chính vì thế việc gia chủ tự vẫn cũng được đồn là từ nguyên do đó mà ra. Theo như lời phản ánh của người dân sống gần khu vực ấy, nhiều đêm có nghe tiếng gió hú, sột soạt thì thầm như người nói chuyện trong nhà, có ngủ cũng không được yên giấc vì những âm thanh rợn người vang lên.


Đồn đoán là như vậy, nhưng việc ngôi nhà mặt tiền bỏ hoang đã vô chủ mười năm thì phải chăng, có điều gì đó liên quan đến tâm linh mà người trần mắt thịt như chúng ta vẫn không thể giải thích, chỉ biết rằng bản thân cần tránh đi cho yên ổn.

Ngôi Nhà Ma - 300 Kim Mã

Detail
Ngôi nhà khá bề thế, xây theo kiến trúc Đông Âu, nhưng lại bị bỏ hoang một thời gian khá dài. Ba khung cửa sắt lớn hướng về phía đường Kim Mã đã gỉ sét và luôn khóa trái xộc xệch, khiến nơi đây càng thêm bí ẩn.

Có người còn vạch rõ vị trí ngôi nhà “ma ám” trên ảnh vệ tinh kèm theo lời bình luận “Nhà cực xấu về mặt phong thủy. Ngay mặt tiền là một cái hiên và cái cột đỡ đâm thẳng vào trong, giống như chiếc quan tài. Cách thiết kế hoàn toàn bế khí, lại do xung sát khí từ mái hiên che phía trước đâm vào. Bởi vậy, con đường càng tấp nập thì khí càng tụ và càng tạo ra âm khí vượng dần theo thời gian”.

Theo một số người dân sống gần khu vực, nơi đây vốn là bệnh viện, nhưng do quá nhiều bệnh nhân mất mạng khi đến đây, nên bệnh viện bị dẹp bỏ, khu đất để hoang. Một số cụ già sống trên đường Đội Cấn cho hay, nơi đây vốn là bãi tha ma, nhưng khi xây xong, chủ nhà không thờ cúng nên bị các oan hồn quấy nhiễu, xua đuổi.

“Giờ thì đỡ hơn, chứ dạo trước chúng tôi tập thể dục buổi sớm qua đây, những đốm sáng như ma trơi khiến ai cũng bạt vía, nên từ đó chúng tôi cũng chẳng dám bén mảng đến lúc tối nữa. Những người quanh khu vực đó đều biết có nguời từng chết trước cổng ngôi nhà. Mà không phải chết ngày đâu, nửa đêm bị “vật” chết, sáng ra mới thấy xác. Không ma thì ai làm?”, cụ Thịnh, chủ hàng nước trên phố Đội Cấn, tiết lộ.


Một đám khách hiếu kỳ sau khi nghe cụ nói vậy, tuy có chút run sợ nhưng cố trấn tĩnh dạo quanh khu nhà. Họ men theo hàng rào, ló mắt tìm kiếm một âm thanh gì phát ra từ phía sau cánh cửa đóng hờ của ngôi nhà. Rồi “xỏ..ẻng,... bịch...”. Cô bạn trong nhóm giật bước ngã nhào bật khỏi hàng rào. Ai nấy đều thấy bủn rủn chân tay. Lúc đó đã là 9h tối, cô bạn giục giã cả nhóm ra về.

Hồi tháng 2/2009, một vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra, hậu quả làm một người đàn ông chết gục trong chiếc xe Lexus trong tình trạng động mạch cổ bị cắt, người đàn ông đó được xác định tên là Chính, chủ nhân của chiếc xe. Song điều lạ lùng, theo cơ quan điều tra, anh Chính bị sát hại trên đường Đội Cấn, nhưng sáng ra, chiếc xe và nạn nhân lại nằm chênh vênh trên vỉa hè, sát cổng tòa nhà...

Biệt thự ma bỏ hoang đèo Frenn Đà Lạt

Detail
Bất cứ ai tới Đà Lạt, đi ngang đèo Prenn đều có thể thấy hai căn biệt thự kiểu Pháp cổ bị bỏ hoang nằm ẩn khuất sau những tán cây. Nhiều lời đồn đoán, hai căn biệt thự này đều là những “ngôi nhà ma” thứ thiệt, gây hoang mang cho không ít du khách tới thăm phố hoa.


Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử…


Tags: no keyword

Cuộc khai quật cả trăm hài cốt và hành trình hóa giải trận đồ trấn yểm của một pháp sư bí ẩn Hà thành

Detail
Những hình khắc bí ẩn

Như đã nói ở kỳ trước, khi nạo vét sông Sào Khê và khu Tràng An (Ninh Bình), tổ nạo vét gặp vô số điều kỳ lạ, khiến ai nấy phải dựng tóc gáy. Tuy nhiên, chỉ đến khi dàn máy móc tiến vào sát cửa hang Luồn, thì sự thực về trận pháp trấn yểm mới lộ rõ. Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ, cha đẻ của khu du lịch Tràng An kể: “Cả đời gắn bó với vùng đất Tràng An này, gặp không thiếu chuyện gì, nhưng ngẫm lại, tôi tin rằng anh linh các cụ đã dẫn dắt tôi từng bước, để khám phá những bí ẩn trong lòng đất Tràng An. Việc phát hiện ra trận đồ trấn yểm này không phải ngẫu nhiên, mà tôi tin rằng do các cụ sắp đặt”. Theo lời ông Son, khi phát hiện ra trận pháp, ông có cảm giác rất lạ, ông thấy mình phải có trách nhiệm để trông coi, giữ gìn long mạch thiêng này. Ông để lại dự án Tràng An cho người em, là ông Nguyễn Xuân Trường xây dựng, quản lý, ông về Tràng An Cổ, huyệt mạch quốc gia để xây dựng lại cơ nghiệp, nhằm bảo vệ trần đồ trấn yểm kỳ bí này.

Ngày đó, dự án nạo vét sông Sào Khê, khu Tràng An đã được nhà nước phê duyệt, tuy nhiên, chờ nhà nước giải ngân, rồi thủ tục hành chính phức tạp, nên hai anh em ông Son đã bỏ tiền làm trước. Dàn máy móc hút bùn tới 150 chiếc hoạt động ngày đêm, rồi tàu hút bùn hiện đại bậc nhất thế giới được đưa về Tràng An. Tuy nhiên, vô số điều kỳ dị xảy ra. Những máy móc đưa vào cửa hang Luồn đều trở nên vô dụng, tắt ngúm. Để tôi hiểu rõ về trận đồ trấn yểm, đích thân ông Son đã lấy thuyền chở tôi dọc sông Sào Khê, tiến về phía cửa hang Luồn.



Theo ông Son, sông Sào Khê khi xưa to, nước sâu, chứ không nhỏ và cạn nước như bây giờ. Mùa lũ, nước từ sông Đáy thốc vào, nước dâng cao chảy cuồn cuộn. Chỉ có con đường duy nhất vào Tràng An là đường thủy, trên sông Sào Khê, xuyên qua hang Luồn. Nơi đây bốn bề núi cao hiểm trở, dễ phòng thủ, khó tấn công, nên vua Đinh, rồi nhà Tiền Lê đã chọn đây làm nơi dựng nghiệp. Cửa hang Luồn là một công trình kỳ vĩ của tự nhiên. Mái hang khá thấp, nhiều chỗ bơi thuyền chạm đầu, tuy nhiên bề rộng thì tới 60 mét, đủ chỗ cho thuyền bè tấp nập ngược xuôi, mà không sợ tắc đường. Chèo thuyền đến cửa hang Luồn, ông Nguyễn Văn Son dừng thuyền, chỉ cho tôi xem những hình khắc khá nhỏ trên vách đá mái hang giữa sông. Ông Son kể, ngày xưa, vách đá này có nhiều chim làm tổ, ông cùng đám trẻ trong làng thường bơi dưới sông, bốc bùn ném trúng tổ chim, để chim non rơi xuống đem về nuôi. Ông đã phát hiện những hình khắc kỳ lạ đó, tuy nhiên, ông không biết là thứ gì. Khi việc nạo hút đoạn hang Luồn gặp nhiều sự cố, ông Son mới để ý đến những hình khắc này. Ông tìm lại sách cổ, nghiên cứu các hình khắc, thì thấy rằng, những hình khắc như trên vách đá thường được sử dụng trong các lễ trấn yểm, hoặc cầu siêu, giải oan của người xưa. Trong quá trình nghiên cứu, ông Son đã vô tình có được trong tay cuốn sách cổ của ông Phạm Văn Nghị, là nhà nho yêu nước thời Tự Đức. Ông này đã mô tả rất kỹ con sông Sào Khê và cửa hang Luồn. Theo đó, con sông Sào Khê thực tế tên là Tào Khê (đặt tên theo con sông Tào Khê nổi tiếng linh thiêng của Trung Quốc). Khê có nghĩa là con ngòi luồn lách qua khe núi. Theo mô tả của cuốn sách cổ trên, thì Sào Khê chính là Tiểu Hoàng Long (rồng nhỏ), còn sông Hoàng Long là Đại Hoàng Long (rồng lớn). Sông Sào Khê dẫn nước từ sông Đáy, luồn lách qua các hang động, núi đá, rồi đổ ra sông Hoàng Long. Cũng theo cuốn sách trên, cửa hang Luồn chính là long mạch quan trọng nhất của Tiểu Hoàng Long. Chính vì thế, khi chúa Trịnh Sâm về đây, đã cho lập bia và đề thơ trên vách đá, ngay cửa hang Luồn.

“Oan hồn quân sỹ” đưa một phó giám đốc ở Hà Nội về Tràng An tìm trận đồ trấn yểm

Detail
Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (cơ quan trực thuộc UIA), đã mời tôi về Ninh Bình, tham dự sự kiện Hội thảo quốc tế du lịch tâm linh diễn ra tại chùa Bái Đính. Khi xe chạy phăm phăm trên cao tốc, chị Hương mới tiết lộ rằng, nhân sự kiện này, tìm về đó, xem có gặp được cao nhân nào không. Câu chuyện cứ úp úp, mở mở, để rồi, mãi sau, tôi mới hiểu rằng, hóa ra, chị Hương cùng một nhân vật nữa trên xe, là Lê Thái Bình, tìm về Ninh Bình còn có mục đích khác. Ngày diễn ra sự kiện Hội thảo du lịch tâm linh cũng là ngày đẹp, là ngày linh khí hội tụ ở vùng đất Tràng An. Vào hội thảo trong chùa Bái Đính uy nghiêm dạo vài vòng, không tìm được nhân vật nào thực sự hiểu cặn kẽ phong thủy quốc gia, nên chúng tôi rời hội thảo, ngược ra Tràng An. Ở khu du lịch Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An Cổ. Tràng An là khu vực mới được xây dựng, đẹp tráng lệ, thực là thiên đường dưới hạ giới. Khu vực khe núi này được đắp đập, trữ nước, các quả núi được đào thủng, tạo thành những dòng sông ngầm, du khách đi thuyền thưởng ngoạn cả ngày mới hết. Tràng An Cổ nằm cạnh đó, khá khiêm tốn, vắng khách hơn, nhưng đây mới thực sự là Tràng An. Người khai sinh ra cả hai khu du lịch nổi tiếng này chính là ông Nguyễn Văn Son, người con đất Tràng An. Ông khảo sát, thiết kế, rồi người em họ, là đại gia Nguyễn Xuân Trường xây dựng khu Tràng An mới, còn ông lui về làm ông chủ khu Tràng An Cổ. Tràng An Cổ đầy bí hiểm, đau thương, nơi ông xác định gắn bó cả đời. Chuyện về ông Son sẽ nói ở phần sau.

Lần về Tràng An cổ này, chị Nguyễn Thị Thu Hương, và anh Lê Thái Bình đã xem ngày kỹ lưỡng. Anh Lê Thái Bình sinh năm 1983. Chàng trai quê Hải Phòng này già dặn hơn tuổi rất nhiều. Hiện anh Bình là Phó Giám đốc Công ty Sao Phương Nam và chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt. Anh Bình là thầy giáo dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não. Anh Bình tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học, có trình độ hẳn hoi, không phải người u u mê mê tin vào những chuyện dị đoan, nhưng những thứ tôi trải qua, chứng kiến thì không thể nào dùng lý luận khoa học để bác bỏ được”. Câu chuyện anh Bình kể trên hành trình tìm về Tràng An cổ quả thực khiến tôi có cảm giác như lạc vào cõi u mê, như thể mình đang lạc vào không gian đầy sự mộng mị của thời Đinh, thời Lê xa xăm, tít tắp ngàn năm trước.

Cách đây 2 năm, Lê Thái Bình bỗng nhiên bị rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Anh Bình có những biểu hiện kỳ lạ, như thể bị vong nhập, hoặc nhìn thấy vong. Anh Bình thuật lại: “Kể ra thì bảo mê tín dị đoan, nhưng tôi đang là người bình thường, tâm lý ổn định, thể chất khỏe mạnh, thậm chí là lãnh đạo trẻ của một doanh nghiệp, thì không thể nói có đầu óc mê tín dị đoan, dễ dàng tin vào chuyện ma quỷ được. Trước đó, tôi không hề đi hầu đồng, hầu bóng, áp vong, nên không thể nói bộ não bị tổn thương. Nhưng đột nhiên, như có sự mách bảo, tôi cứ thế ra đền Ngọc Sơn (đền Ngọc Sơn trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội), rồi múa may ở đó. Lúc tỉnh lại, thì lại tìm đường về nhà, không có biểu hiện gì nữa. Khi ra đền Ngọc Sơn, tôi thấy quân lính nhiều, người gãy tay, gãy chân, người cụt đầu, máu me. Thấy hiện tượng lạ, nhưng lúc tỉnh táo, tôi chưa tin ngay, mà phân tích rành rẽ. Tuy nhiên, sự việc này mỗi ngày càng xuất hiện nhiều hơn, buộc tôi phải tìm đến các thầy bà. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, đến nhiều thầy, song họ không nhìn thấy gì, không xem được gì. Thế nhưng, điều lạ lùng, là nhiều thầy giỏi bảo nhìn vào trán tôi thấy hình cái giếng rất sâu, trong giếng có quyển sách, cái kiếm và ánh trăng lồng bên trong”.

Theo anh Lê Thái Bình, thời gian đó, cảm giác như có thế lực nào đó cứ thúc giục anh phải đi đâu đó, tìm gặp ai đó, mà bản thân anh cũng không hiểu được. Một lần, đang lang thang ngoài đường, gặp một người tầm 40 tuổi. Người này chặn anh Bình lại bảo rằng: “Em liên quan đến một ông tướng ngày xưa, em phải về Ninh Bình để tìm lại gốc gác của mình”. Anh này nói xong, rồi đột nhiên giật mình, nói giọng khác. Anh ta bảo rằng, anh không phải nhà tâm linh gì cả, chỉ là người bình thường. Những gì anh ta nói với anh Bình, bản thân anh ta cũng không hiểu được.



Suốt 3 ngày, kể từ khi gặp người đàn ông lạ, anh Bình không ngủ được, cứ bị điều gì đó thôi thúc, phải đi tìm nguồn gốc của mình. Cả 3 hôm ấy, đi dạy thiền cho các học viên, anh vẫn gặp chuyện lạ. Điều kỳ cục là một số học viên của anh cũng bảo rằng, khi rơi vào trạng thái vô thức, thấy quân lính lũ lưỡi kéo về, tiếng gươm đao loảng xoảng. 3 hôm sau ngày gặp người đàn ông lạ, anh cùng một đệ tử, là một cô gái, khá giỏi tâm linh lên đường về Ninh Bình. Chuyến về Ninh Bình khi đó khá vô định, đi theo sự thôi thúc, chứ không có chủ đích nào cả. Về đến một ngôi đình, rồi một ngôi đền ở Hoa Lư, chỉ mới đến cổng, cô đệ tử này đã bảo với anh Bình: “Sao toàn quân lính đứng hai bên đường thế kia”. Bản thân anh Bình khi đó cũng nhìn thấy quân lính đứng hai bên, cờ xí phấp phới, trống chiêng vang vọng, tuy nhiên, anh không kể, mà lắng nghe lời của cô đệ tử. Việc cả anh Bình và cô học viên nhìn thấy là khớp nhau, nên khó có thể nói đây là hiện tượng ảo giác.

Thấy quân lính đón mình như vị tướng, nên anh Bình biết phải làm gì. Anh cùng đệ tử đến chùa Bái Đính cổ để bái Phật, xin được chỉ dẫn. Lúc bái Phật, được truyền mấy câu thơ vào tai. Anh Bình chủ quan không ghi lại, nên lúc sau quên mất. Tuy nhiên, nội dung bài thơ chỉ anh phải đi về hướng Tràng An. Anh cùng đệ tử tiếp tục lên xe, kêu lái xe đi về hướng Tràng An. Khi xe chạy qua đường hầm xuyên núi thì thấy khắp hai bên đường, kéo dài lên tận đỉnh núi là quân lính, với giáo mác uy nghiêm, xếp hàng ngay ngắn, trùng trùng điệp điệp, như thể sắp ra trận. Đến khu vực Tràng An Cổ, như thể có thế lực vô hình, kéo anh vào, nên anh bảo lái xe rẽ vào cái cổng có dòng chữ “Tràng An Cổ” dưới chân núi. Vừa bước chân qua cổng, thì gặp ông Nguyễn Văn Son, người đàn ông tưởng như khắc khổ, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ của một thi sĩ. Vừa gặp anh Bình, ông Son đã niềm nở bắt tay bảo: “Đúng là anh rồi. Đêm qua tôi nằm trằn trọc không ngủ được, cứ nhắm mắt là mơ thấy một người nào đó về tâm linh sẽ về gặp tôi. Chắc đúng là anh rồi”. Ông Son vừa nói xong, thì anh Bình bảo: “Ông ơi, ở đây có cái giếng nào sâu lắm, sâu không có đáy không ông?”. Ông Son gật đầu bảo có cái giếng rất sâu trên núi, gọi là giếng Trời.

Anh Bình cứ thế rảo bước phăm phăm, như thể có thế lực nào đó kéo đi. Vào đến ngôi đền thờ vua Đinh cùng các quân, tướng trên vách đá, anh Bình tự dưng khóc rống lên. Anh thấy linh hồn của mình chít khăn, đóng khố. Linh hồn bay lên, nhưng anh thì cứ đứng khóc. Đêm xuống, ông Son giữ lại ăn nghỉ, để xem có chuyện gì xảy ra tiếp. Bóng đêm xuống, ông Son bật hết điện ở khu Tràng An Cổ lên. Ánh điện chiếu xuống dòng Sào Khê lấp lánh. Đứng trên đền, nhìn xuống sông Sào Khê anh Bình thấy hàng ngàn quân lính khóc ai oán. Nhìn về phía hang Luồn, anh thấy trận pháp bày dưới sông rõ mồn một. Anh Bình nhớ lại: “Lúc tôi nhìn về hang Luồn, thì tự dưng nguyên thần của tôi bay đến, tìm cách phá trận pháp đó. Tuy nhiên, có người đến chặn và bảo: “Tướng quân không được vào đây. Đây là trận pháp trấn yểm, không được phá”. Khi người này ngăn chặn, thì nguyên thần của tôi lại trở về. Lúc nguyên thần bay đi, tôi nhìn rõ, nhưng toàn thân cứng đờ, không chuyển động được. Khi nguyên thần trở về với cơ thể, thì tôi trở lại bình thường, nhưng trong lòng thấy nỗi buồn tràn ngập tâm can, buồn vô hạn. Tôi tỉnh táo lại, thì thấy cô đệ tử khóc to lắm. Linh hồn một người lính đã nhập vào cô ấy bảo tôi mang họ Nguyễn, xưa là tướng quân, xưng là chủ tướng. “Người lính” ấy cứ khóc, kêu khổ lắm, đói lắm, phải ở đây làm lính, canh giữ long mạch đất nước. “Người lính” ấy còn bảo tôi đi tu hành bao năm, giờ mới quay lại, nhận lại tiền kiếp. “Người lính” còn bảo, khi nào có ấn tín của “chủ tướng”, tức tiền kiếp của tôi, thì họ mới về được”. Lúc ấy, tôi vỡ vạc ra nhiều điều, hiểu được tiền kiếp của mình. Suốt hai ngày, hai đêm, tôi ngồi đọc chú đại bi, hồi hướng cho quân lính, khao quân liên tục, tiền vàng rải nhiều lắm. Tôi cho phép quân lính về lại quê hương bản xứ, nhưng cấm không được quấy phá dương gian. Nếu không có chỗ dung thì quay lại với chúng tôi, tôi tu cái gì thì tu theo cái ấy. Xong việc, tôi đốt hết kinh. Sau khi thực hiện xong những việc tâm linh ấy, thì tôi gặp lại ông Son, bảo ông phải làm đàn tế thật to, để giúp các oan hồn nơi đây siêu thoát. Tôi sẽ hỗ trợ cùng ông Son làm việc ấy”.

Câu chuyện của anh chàng Lê Thái Bình quả thực quá kỳ dị, như thể câu chuyện ở một thế giới xa xăm nào đó. Tuy nhiên, khi gặp ông Son, ông bảo rằng, lần đầu tiên gặp Bình, ông đã có cảm giác rất lạ, như thể là người sẽ giải đáp cho ông nhiều điều khó hiểu ở Tràng An Cổ, nơi ông đã gắn bó, xây dựng nhiều năm nay, và gặp vô số điều lạ lùng, kỳ bí, mà bản thân ông không thể giải thích được. Những tiếng binh đao hàng đêm vẫn văng vẳng từ dưới sông. Những tiếng khóc ai oán của thiếu nữ. Những oan hồn vẫn đây đó, mà nhiều lúc rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ, ông vẫn cảm nhận thấy được. Vô số điều kỳ lạ tập trung ở cửa hang Luồn, là điểm nhấn của khu du lịch Tràng An Cổ, là điểm nhấn của toàn bộ vùng đất Tràng An, mà ông chỉ có thể bó tay, không sao giải thích. Ông đã moi lên hàng đống xương người, ông đã lập cả một nghĩa địa để thờ cúng chu đáo. Nhưng, tại sao lại có nhiều xương đến vậy. Rồi còn hàng đống tiền cổ, hàng tạ cổ vật kỳ lạ. Còn xương hổ, xương voi nữa chứ. Những thứ đó, vì sao tập trung ở một địa điểm dưới dòng Sào Khê? Những câu hỏi bao năm nay không có lời giải, đã thêm một lần nữa, được chàng trai Lê Thái Bình gợi mở, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin tưởng hơn vào một huyệt mạch kỳ lạ, một trận đồ trấn yểm có thể nói là cực kỳ quan trọng từ cả ngàn năm trước.

Lần này, trở lại Tràng An Cổ, cùng cả chị Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm truyền thông Tâm Linh, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Son đón tiếp chu đáo. Chúng tôi rẽ vào Tràng An Cổ, mà không hề báo trước với ông Son. Lê Thái Bình bảo rằng, cứ tự đi, tự đến, có nhân duyên thì gặp, không có nhân duyên, thì có gặp cũng không mang lại kết quả. Tràng An Cổ những ngày đông giá rét, khách tham quan vắng. Cả hai khu Tràng An đều chìm trong màn sương bàng bạc, buồn tẻ. Từ trên vách núi, tôi thấy con chim kỳ lạ, thân màu đen, có chút sọc đỏ, sọc trắng, cái mỏ to tướng như mỏ bồ nông đậu trên một chạc cây soi bóng xuống dòng Sào Khê. Tôi hỏi chị lái đò, rằng con chim gì mà lạ lùng thế. Chị lái đò nhìn theo hướng tay tôi chỉ, rồi rú lên ra vẻ kinh ngạc lắm. Hóa ra, đó là chim phượng hoàng đất, loài chim cực kỳ quý hiếm, tưởng như tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thi thoảng loài chim này vẫn xuất hiện ở khu vực Tràng An. Rất hiếm người ghi lại được hình ảnh loài chim này. Đồn rằng, phượng hoàng đất thường xuất hiện vào những dịp trọng đại, và chỉ có những người may mắn lắm mới được chiêm ngưỡng loài chim này. Khi chúng tôi đang bàn tán, thì con phượng hoàng đất nhào ra phía dòng Sào Khê, rồi vỗ cánh phành phạch bay mất hút vào trong núi.

Từ phía vách núi, nơi ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và ba quân tướng sĩ, phát ra tiếng đàn bầu não nuột. Cảnh mùa đông lạnh giá, vắng vẻ, thi thoảng chỉ có tiếng chim kêu, rừng núi âm u, nghe tiếng đàn bầu mà buồn. Chúng tôi hỏi ông Nguyễn Văn Son, thì chị lái đò bảo: “Trưa nay, ăn xong, bác Son gọi em đến bảo chiều nay sẽ có khách tâm linh đến. Bác dặn em ngồi đây đợi, rồi có gì chèo đò đưa khách đi. Mùa này không có khách thăm quan đâu. Chắc đúng là đoàn mình rồi”. Một lần nữa tôi kinh ngạc. Chẳng lẽ ông Son có khả năng dự báo, biết trước khách đến? Anh chàng Lê Thái Bình thì cho rằng chuyện đó rất bình thường. Khi đã có sự giao lưu của thần thức, thì sẽ được báo mộng. Chúng tôi đang leo đến lưng chừng núi, thì tiếng đàn bầu im bặt. Ông Nguyễn Văn Son, dáng cao, gầy, mái tóc vuốt ngược, vầng trán cao, dáng vẻ thi sĩ ra bắt tay. Trà nóng ông đã pha sẵn. Ông bảo, đêm trước không ngủ được, cứ nhắm mắt là thấy ba quân tướng sĩ, cờ xí rập rờn đón tướng quân. Lúc thì được báo mộng hôm nay sẽ có khách quan trọng đến. Vậy nên, cả ngày ông Son không đi đâu, không làm gì, chỉ ra quẩn vào quanh, hết gảy đàn, lại pha trà thưởng thức. Gặp lại anh chàng Lê Văn Bình, ông Son rất vui. Có thêm tôi và chị Thu Hương, ông Son hào hứng kể nhiều chuyện. Ông dẫn chúng tôi thăm quan một vòng khu Tràng An cổ. Đích thân ông chèo thuyền dọc sông Sào Khê, rồi kể tỉ mỉ, cặn kẽ từng thứ. Biết bao câu chuyện mà ông xới lên từ những trang sách, từ lời kể dân gian, từ những lớp sâu bùn đất mà ông đào bới, khai quật lên. Tôi có cảm giác, ông Son là nhà văn hóa, nhà sử học, nhà tâm linh, là một thi sĩ, với bộ óc dường như được khai sáng, chứ không phải là một ông nông dân, một ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm hợp tác xã đóng gạch, ngói ở vùng đất này. Riêng Lê Văn Bình từ chối ngồi thuyền dưới dòng Sào Khê. Anh Bình bảo, anh sợ cảm giác nhìn thấy hình ảnh quân lính đói khát, bi thương, nên anh chỉ luẩn quẩn ở chỗ nhà khách, hoặc đi lại ngó nghiêng dưới chân núi.

Đi một vòng dọc sông Sào Khê, vào hang Luồn, chúng tôi trở ra. Anh Lê Thái Bình yêu cầu ông Son dẫn anh cùng chúng tôi thắp hương ở đền, rồi lên giếng trời. Cái giếng đó nằm trên lưng chừng núi, nhìn nghiêng xuống hang Luồn, nơi có dòng Sào Khê. Tôi nhặt hòn đá nhỏ, ném xuống, nhưng chẳng thấy tiếng dội lại. Ông Son bảo, giếng này không đáy. Ông đã nhiều lần thử thám hiểm, ròng dây trèo xuống, đeo cả bình ô xi, nhưng không đến đáy. Thế nên, người Tràng An mới gọi là giếng Trời. Có truyền thuyết về cuốn sách và thanh kiếm trong giếng, đúng như lời những ông thầy tướng nói vào thời điểm anh Bình bị “cơ đày”. Thế nhưng, anh Lê Thái Bình vừa đến cửa giếng Trời, đã quay ra, không dám đến gần. Anh Bình bảo rằng, âm khí ở giếng nhiều quá. Oan hồn tụ ở giếng này quá nhiều, nên những người nhạy cảm với khí âm không đến gần được.

Sau khi tham quan một vòng, anh Bình trình bày với ông Son rằng, lần này về Tràng An, anh có cảm giác nhẹ nhõm hơn lần trước. Nỗi oan trái cũng ít hơn, các oan hồn vất vưởng của tướng sĩ cũng không còn nhiều như lần trước nữa. Ông Son bảo rằng, cảm nhận của anh Bình là hoàn toàn chính xác. Sau lần anh Bình về đây, thì có một ông thầy bí ẩn, theo phái Mật Tông, đã cùng cả trăm đệ tử từ Hà Nội tìm về, lập đàn giải oan cho các oan hồn. Ông thầy bí ẩn này đã thực hiện lễ giải oan hai lần, nên việc các oan hồn vất vưởng ở Tràng An, cũng như trận pháp dưới dòng Sào Khê đã được giải phần nào. Ông Nguyễn Văn Son bảo: “Hai năm trước cậu về đây khóc lóc ầm ĩ, rồi yêu cầu tôi làm đàn tế giải oan, tuy nhiên, tôi chưa tin lắm, với lại điều kiện chưa cho phép để làm đàn tế lớn. Một thời gian sau, thì thầy Hiếu cùng đoàn đệ tử về đây. Ông ấy bảo đây là huyệt mạch quốc gia, có một trận pháp trấn yểm quan trọng. Ông ấy tự làm đàn tế giải oan cho các oan hồn những hai lần. Có lẽ, đàn tế giải oan của ông ấy có tác dụng, nên lần này cậu cảm nhận khác hơn”.