Căn nhà ma Số 217 Phố Tôn Đức Thắng

Detail
Căn nhà mặt tiền số 217 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội hoang tàn, mục nát giữa phố thị sầm uất tấp nập đã hơn mười năm nay. Ngôi nhà có kiến trúc khá đơn giản, gồm hai tầng, tầng một có hai phòng, tầng hai rộng rãi hơn nhưng toàn màu u ám với vết sơn vàng bong tróc loang lổ, khắp căn nhà sặc mùi ẩm mốc, hôi hám.

Chiếc cửa cuốn ở tầng một quanh năm ngày tháng nằm bất động, ngôi nhà được ví như mặt trái của không khí tấp nập xe cộ và bụi đường Hà Nội. Khi tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của ngôi nhà, nhóm phóng viên không nhận được nhiều thông tin từ những người dân sống xung quanh.

Chủ yếu, mọi người đều cho rằng, căn nhà trước đây đã từng là nơi tự vẫn của chính gia chủ. Bởi lẽ, khi xây dựng căn nhà, đã có rất nhiều xác chết nhưng lại không được làm lễ di chuyển đi, chính vì thế việc gia chủ tự vẫn cũng được đồn là từ nguyên do đó mà ra. Theo như lời phản ánh của người dân sống gần khu vực ấy, nhiều đêm có nghe tiếng gió hú, sột soạt thì thầm như người nói chuyện trong nhà, có ngủ cũng không được yên giấc vì những âm thanh rợn người vang lên.


Đồn đoán là như vậy, nhưng việc ngôi nhà mặt tiền bỏ hoang đã vô chủ mười năm thì phải chăng, có điều gì đó liên quan đến tâm linh mà người trần mắt thịt như chúng ta vẫn không thể giải thích, chỉ biết rằng bản thân cần tránh đi cho yên ổn.

Ngôi Nhà Ma - 300 Kim Mã

Detail
Ngôi nhà khá bề thế, xây theo kiến trúc Đông Âu, nhưng lại bị bỏ hoang một thời gian khá dài. Ba khung cửa sắt lớn hướng về phía đường Kim Mã đã gỉ sét và luôn khóa trái xộc xệch, khiến nơi đây càng thêm bí ẩn.

Có người còn vạch rõ vị trí ngôi nhà “ma ám” trên ảnh vệ tinh kèm theo lời bình luận “Nhà cực xấu về mặt phong thủy. Ngay mặt tiền là một cái hiên và cái cột đỡ đâm thẳng vào trong, giống như chiếc quan tài. Cách thiết kế hoàn toàn bế khí, lại do xung sát khí từ mái hiên che phía trước đâm vào. Bởi vậy, con đường càng tấp nập thì khí càng tụ và càng tạo ra âm khí vượng dần theo thời gian”.

Theo một số người dân sống gần khu vực, nơi đây vốn là bệnh viện, nhưng do quá nhiều bệnh nhân mất mạng khi đến đây, nên bệnh viện bị dẹp bỏ, khu đất để hoang. Một số cụ già sống trên đường Đội Cấn cho hay, nơi đây vốn là bãi tha ma, nhưng khi xây xong, chủ nhà không thờ cúng nên bị các oan hồn quấy nhiễu, xua đuổi.

“Giờ thì đỡ hơn, chứ dạo trước chúng tôi tập thể dục buổi sớm qua đây, những đốm sáng như ma trơi khiến ai cũng bạt vía, nên từ đó chúng tôi cũng chẳng dám bén mảng đến lúc tối nữa. Những người quanh khu vực đó đều biết có nguời từng chết trước cổng ngôi nhà. Mà không phải chết ngày đâu, nửa đêm bị “vật” chết, sáng ra mới thấy xác. Không ma thì ai làm?”, cụ Thịnh, chủ hàng nước trên phố Đội Cấn, tiết lộ.


Một đám khách hiếu kỳ sau khi nghe cụ nói vậy, tuy có chút run sợ nhưng cố trấn tĩnh dạo quanh khu nhà. Họ men theo hàng rào, ló mắt tìm kiếm một âm thanh gì phát ra từ phía sau cánh cửa đóng hờ của ngôi nhà. Rồi “xỏ..ẻng,... bịch...”. Cô bạn trong nhóm giật bước ngã nhào bật khỏi hàng rào. Ai nấy đều thấy bủn rủn chân tay. Lúc đó đã là 9h tối, cô bạn giục giã cả nhóm ra về.

Hồi tháng 2/2009, một vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra, hậu quả làm một người đàn ông chết gục trong chiếc xe Lexus trong tình trạng động mạch cổ bị cắt, người đàn ông đó được xác định tên là Chính, chủ nhân của chiếc xe. Song điều lạ lùng, theo cơ quan điều tra, anh Chính bị sát hại trên đường Đội Cấn, nhưng sáng ra, chiếc xe và nạn nhân lại nằm chênh vênh trên vỉa hè, sát cổng tòa nhà...

Biệt thự ma bỏ hoang đèo Frenn Đà Lạt

Detail
Bất cứ ai tới Đà Lạt, đi ngang đèo Prenn đều có thể thấy hai căn biệt thự kiểu Pháp cổ bị bỏ hoang nằm ẩn khuất sau những tán cây. Nhiều lời đồn đoán, hai căn biệt thự này đều là những “ngôi nhà ma” thứ thiệt, gây hoang mang cho không ít du khách tới thăm phố hoa.


Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử…


Tags: no keyword

Cuộc khai quật cả trăm hài cốt và hành trình hóa giải trận đồ trấn yểm của một pháp sư bí ẩn Hà thành

Detail
Những hình khắc bí ẩn

Như đã nói ở kỳ trước, khi nạo vét sông Sào Khê và khu Tràng An (Ninh Bình), tổ nạo vét gặp vô số điều kỳ lạ, khiến ai nấy phải dựng tóc gáy. Tuy nhiên, chỉ đến khi dàn máy móc tiến vào sát cửa hang Luồn, thì sự thực về trận pháp trấn yểm mới lộ rõ. Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ, cha đẻ của khu du lịch Tràng An kể: “Cả đời gắn bó với vùng đất Tràng An này, gặp không thiếu chuyện gì, nhưng ngẫm lại, tôi tin rằng anh linh các cụ đã dẫn dắt tôi từng bước, để khám phá những bí ẩn trong lòng đất Tràng An. Việc phát hiện ra trận đồ trấn yểm này không phải ngẫu nhiên, mà tôi tin rằng do các cụ sắp đặt”. Theo lời ông Son, khi phát hiện ra trận pháp, ông có cảm giác rất lạ, ông thấy mình phải có trách nhiệm để trông coi, giữ gìn long mạch thiêng này. Ông để lại dự án Tràng An cho người em, là ông Nguyễn Xuân Trường xây dựng, quản lý, ông về Tràng An Cổ, huyệt mạch quốc gia để xây dựng lại cơ nghiệp, nhằm bảo vệ trần đồ trấn yểm kỳ bí này.

Ngày đó, dự án nạo vét sông Sào Khê, khu Tràng An đã được nhà nước phê duyệt, tuy nhiên, chờ nhà nước giải ngân, rồi thủ tục hành chính phức tạp, nên hai anh em ông Son đã bỏ tiền làm trước. Dàn máy móc hút bùn tới 150 chiếc hoạt động ngày đêm, rồi tàu hút bùn hiện đại bậc nhất thế giới được đưa về Tràng An. Tuy nhiên, vô số điều kỳ dị xảy ra. Những máy móc đưa vào cửa hang Luồn đều trở nên vô dụng, tắt ngúm. Để tôi hiểu rõ về trận đồ trấn yểm, đích thân ông Son đã lấy thuyền chở tôi dọc sông Sào Khê, tiến về phía cửa hang Luồn.



Theo ông Son, sông Sào Khê khi xưa to, nước sâu, chứ không nhỏ và cạn nước như bây giờ. Mùa lũ, nước từ sông Đáy thốc vào, nước dâng cao chảy cuồn cuộn. Chỉ có con đường duy nhất vào Tràng An là đường thủy, trên sông Sào Khê, xuyên qua hang Luồn. Nơi đây bốn bề núi cao hiểm trở, dễ phòng thủ, khó tấn công, nên vua Đinh, rồi nhà Tiền Lê đã chọn đây làm nơi dựng nghiệp. Cửa hang Luồn là một công trình kỳ vĩ của tự nhiên. Mái hang khá thấp, nhiều chỗ bơi thuyền chạm đầu, tuy nhiên bề rộng thì tới 60 mét, đủ chỗ cho thuyền bè tấp nập ngược xuôi, mà không sợ tắc đường. Chèo thuyền đến cửa hang Luồn, ông Nguyễn Văn Son dừng thuyền, chỉ cho tôi xem những hình khắc khá nhỏ trên vách đá mái hang giữa sông. Ông Son kể, ngày xưa, vách đá này có nhiều chim làm tổ, ông cùng đám trẻ trong làng thường bơi dưới sông, bốc bùn ném trúng tổ chim, để chim non rơi xuống đem về nuôi. Ông đã phát hiện những hình khắc kỳ lạ đó, tuy nhiên, ông không biết là thứ gì. Khi việc nạo hút đoạn hang Luồn gặp nhiều sự cố, ông Son mới để ý đến những hình khắc này. Ông tìm lại sách cổ, nghiên cứu các hình khắc, thì thấy rằng, những hình khắc như trên vách đá thường được sử dụng trong các lễ trấn yểm, hoặc cầu siêu, giải oan của người xưa. Trong quá trình nghiên cứu, ông Son đã vô tình có được trong tay cuốn sách cổ của ông Phạm Văn Nghị, là nhà nho yêu nước thời Tự Đức. Ông này đã mô tả rất kỹ con sông Sào Khê và cửa hang Luồn. Theo đó, con sông Sào Khê thực tế tên là Tào Khê (đặt tên theo con sông Tào Khê nổi tiếng linh thiêng của Trung Quốc). Khê có nghĩa là con ngòi luồn lách qua khe núi. Theo mô tả của cuốn sách cổ trên, thì Sào Khê chính là Tiểu Hoàng Long (rồng nhỏ), còn sông Hoàng Long là Đại Hoàng Long (rồng lớn). Sông Sào Khê dẫn nước từ sông Đáy, luồn lách qua các hang động, núi đá, rồi đổ ra sông Hoàng Long. Cũng theo cuốn sách trên, cửa hang Luồn chính là long mạch quan trọng nhất của Tiểu Hoàng Long. Chính vì thế, khi chúa Trịnh Sâm về đây, đã cho lập bia và đề thơ trên vách đá, ngay cửa hang Luồn.

“Oan hồn quân sỹ” đưa một phó giám đốc ở Hà Nội về Tràng An tìm trận đồ trấn yểm

Detail
Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (cơ quan trực thuộc UIA), đã mời tôi về Ninh Bình, tham dự sự kiện Hội thảo quốc tế du lịch tâm linh diễn ra tại chùa Bái Đính. Khi xe chạy phăm phăm trên cao tốc, chị Hương mới tiết lộ rằng, nhân sự kiện này, tìm về đó, xem có gặp được cao nhân nào không. Câu chuyện cứ úp úp, mở mở, để rồi, mãi sau, tôi mới hiểu rằng, hóa ra, chị Hương cùng một nhân vật nữa trên xe, là Lê Thái Bình, tìm về Ninh Bình còn có mục đích khác. Ngày diễn ra sự kiện Hội thảo du lịch tâm linh cũng là ngày đẹp, là ngày linh khí hội tụ ở vùng đất Tràng An. Vào hội thảo trong chùa Bái Đính uy nghiêm dạo vài vòng, không tìm được nhân vật nào thực sự hiểu cặn kẽ phong thủy quốc gia, nên chúng tôi rời hội thảo, ngược ra Tràng An. Ở khu du lịch Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An Cổ. Tràng An là khu vực mới được xây dựng, đẹp tráng lệ, thực là thiên đường dưới hạ giới. Khu vực khe núi này được đắp đập, trữ nước, các quả núi được đào thủng, tạo thành những dòng sông ngầm, du khách đi thuyền thưởng ngoạn cả ngày mới hết. Tràng An Cổ nằm cạnh đó, khá khiêm tốn, vắng khách hơn, nhưng đây mới thực sự là Tràng An. Người khai sinh ra cả hai khu du lịch nổi tiếng này chính là ông Nguyễn Văn Son, người con đất Tràng An. Ông khảo sát, thiết kế, rồi người em họ, là đại gia Nguyễn Xuân Trường xây dựng khu Tràng An mới, còn ông lui về làm ông chủ khu Tràng An Cổ. Tràng An Cổ đầy bí hiểm, đau thương, nơi ông xác định gắn bó cả đời. Chuyện về ông Son sẽ nói ở phần sau.

Lần về Tràng An cổ này, chị Nguyễn Thị Thu Hương, và anh Lê Thái Bình đã xem ngày kỹ lưỡng. Anh Lê Thái Bình sinh năm 1983. Chàng trai quê Hải Phòng này già dặn hơn tuổi rất nhiều. Hiện anh Bình là Phó Giám đốc Công ty Sao Phương Nam và chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt. Anh Bình là thầy giáo dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não. Anh Bình tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học, có trình độ hẳn hoi, không phải người u u mê mê tin vào những chuyện dị đoan, nhưng những thứ tôi trải qua, chứng kiến thì không thể nào dùng lý luận khoa học để bác bỏ được”. Câu chuyện anh Bình kể trên hành trình tìm về Tràng An cổ quả thực khiến tôi có cảm giác như lạc vào cõi u mê, như thể mình đang lạc vào không gian đầy sự mộng mị của thời Đinh, thời Lê xa xăm, tít tắp ngàn năm trước.

Cách đây 2 năm, Lê Thái Bình bỗng nhiên bị rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Anh Bình có những biểu hiện kỳ lạ, như thể bị vong nhập, hoặc nhìn thấy vong. Anh Bình thuật lại: “Kể ra thì bảo mê tín dị đoan, nhưng tôi đang là người bình thường, tâm lý ổn định, thể chất khỏe mạnh, thậm chí là lãnh đạo trẻ của một doanh nghiệp, thì không thể nói có đầu óc mê tín dị đoan, dễ dàng tin vào chuyện ma quỷ được. Trước đó, tôi không hề đi hầu đồng, hầu bóng, áp vong, nên không thể nói bộ não bị tổn thương. Nhưng đột nhiên, như có sự mách bảo, tôi cứ thế ra đền Ngọc Sơn (đền Ngọc Sơn trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội), rồi múa may ở đó. Lúc tỉnh lại, thì lại tìm đường về nhà, không có biểu hiện gì nữa. Khi ra đền Ngọc Sơn, tôi thấy quân lính nhiều, người gãy tay, gãy chân, người cụt đầu, máu me. Thấy hiện tượng lạ, nhưng lúc tỉnh táo, tôi chưa tin ngay, mà phân tích rành rẽ. Tuy nhiên, sự việc này mỗi ngày càng xuất hiện nhiều hơn, buộc tôi phải tìm đến các thầy bà. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, đến nhiều thầy, song họ không nhìn thấy gì, không xem được gì. Thế nhưng, điều lạ lùng, là nhiều thầy giỏi bảo nhìn vào trán tôi thấy hình cái giếng rất sâu, trong giếng có quyển sách, cái kiếm và ánh trăng lồng bên trong”.

Theo anh Lê Thái Bình, thời gian đó, cảm giác như có thế lực nào đó cứ thúc giục anh phải đi đâu đó, tìm gặp ai đó, mà bản thân anh cũng không hiểu được. Một lần, đang lang thang ngoài đường, gặp một người tầm 40 tuổi. Người này chặn anh Bình lại bảo rằng: “Em liên quan đến một ông tướng ngày xưa, em phải về Ninh Bình để tìm lại gốc gác của mình”. Anh này nói xong, rồi đột nhiên giật mình, nói giọng khác. Anh ta bảo rằng, anh không phải nhà tâm linh gì cả, chỉ là người bình thường. Những gì anh ta nói với anh Bình, bản thân anh ta cũng không hiểu được.



Suốt 3 ngày, kể từ khi gặp người đàn ông lạ, anh Bình không ngủ được, cứ bị điều gì đó thôi thúc, phải đi tìm nguồn gốc của mình. Cả 3 hôm ấy, đi dạy thiền cho các học viên, anh vẫn gặp chuyện lạ. Điều kỳ cục là một số học viên của anh cũng bảo rằng, khi rơi vào trạng thái vô thức, thấy quân lính lũ lưỡi kéo về, tiếng gươm đao loảng xoảng. 3 hôm sau ngày gặp người đàn ông lạ, anh cùng một đệ tử, là một cô gái, khá giỏi tâm linh lên đường về Ninh Bình. Chuyến về Ninh Bình khi đó khá vô định, đi theo sự thôi thúc, chứ không có chủ đích nào cả. Về đến một ngôi đình, rồi một ngôi đền ở Hoa Lư, chỉ mới đến cổng, cô đệ tử này đã bảo với anh Bình: “Sao toàn quân lính đứng hai bên đường thế kia”. Bản thân anh Bình khi đó cũng nhìn thấy quân lính đứng hai bên, cờ xí phấp phới, trống chiêng vang vọng, tuy nhiên, anh không kể, mà lắng nghe lời của cô đệ tử. Việc cả anh Bình và cô học viên nhìn thấy là khớp nhau, nên khó có thể nói đây là hiện tượng ảo giác.

Thấy quân lính đón mình như vị tướng, nên anh Bình biết phải làm gì. Anh cùng đệ tử đến chùa Bái Đính cổ để bái Phật, xin được chỉ dẫn. Lúc bái Phật, được truyền mấy câu thơ vào tai. Anh Bình chủ quan không ghi lại, nên lúc sau quên mất. Tuy nhiên, nội dung bài thơ chỉ anh phải đi về hướng Tràng An. Anh cùng đệ tử tiếp tục lên xe, kêu lái xe đi về hướng Tràng An. Khi xe chạy qua đường hầm xuyên núi thì thấy khắp hai bên đường, kéo dài lên tận đỉnh núi là quân lính, với giáo mác uy nghiêm, xếp hàng ngay ngắn, trùng trùng điệp điệp, như thể sắp ra trận. Đến khu vực Tràng An Cổ, như thể có thế lực vô hình, kéo anh vào, nên anh bảo lái xe rẽ vào cái cổng có dòng chữ “Tràng An Cổ” dưới chân núi. Vừa bước chân qua cổng, thì gặp ông Nguyễn Văn Son, người đàn ông tưởng như khắc khổ, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ của một thi sĩ. Vừa gặp anh Bình, ông Son đã niềm nở bắt tay bảo: “Đúng là anh rồi. Đêm qua tôi nằm trằn trọc không ngủ được, cứ nhắm mắt là mơ thấy một người nào đó về tâm linh sẽ về gặp tôi. Chắc đúng là anh rồi”. Ông Son vừa nói xong, thì anh Bình bảo: “Ông ơi, ở đây có cái giếng nào sâu lắm, sâu không có đáy không ông?”. Ông Son gật đầu bảo có cái giếng rất sâu trên núi, gọi là giếng Trời.

Anh Bình cứ thế rảo bước phăm phăm, như thể có thế lực nào đó kéo đi. Vào đến ngôi đền thờ vua Đinh cùng các quân, tướng trên vách đá, anh Bình tự dưng khóc rống lên. Anh thấy linh hồn của mình chít khăn, đóng khố. Linh hồn bay lên, nhưng anh thì cứ đứng khóc. Đêm xuống, ông Son giữ lại ăn nghỉ, để xem có chuyện gì xảy ra tiếp. Bóng đêm xuống, ông Son bật hết điện ở khu Tràng An Cổ lên. Ánh điện chiếu xuống dòng Sào Khê lấp lánh. Đứng trên đền, nhìn xuống sông Sào Khê anh Bình thấy hàng ngàn quân lính khóc ai oán. Nhìn về phía hang Luồn, anh thấy trận pháp bày dưới sông rõ mồn một. Anh Bình nhớ lại: “Lúc tôi nhìn về hang Luồn, thì tự dưng nguyên thần của tôi bay đến, tìm cách phá trận pháp đó. Tuy nhiên, có người đến chặn và bảo: “Tướng quân không được vào đây. Đây là trận pháp trấn yểm, không được phá”. Khi người này ngăn chặn, thì nguyên thần của tôi lại trở về. Lúc nguyên thần bay đi, tôi nhìn rõ, nhưng toàn thân cứng đờ, không chuyển động được. Khi nguyên thần trở về với cơ thể, thì tôi trở lại bình thường, nhưng trong lòng thấy nỗi buồn tràn ngập tâm can, buồn vô hạn. Tôi tỉnh táo lại, thì thấy cô đệ tử khóc to lắm. Linh hồn một người lính đã nhập vào cô ấy bảo tôi mang họ Nguyễn, xưa là tướng quân, xưng là chủ tướng. “Người lính” ấy cứ khóc, kêu khổ lắm, đói lắm, phải ở đây làm lính, canh giữ long mạch đất nước. “Người lính” ấy còn bảo tôi đi tu hành bao năm, giờ mới quay lại, nhận lại tiền kiếp. “Người lính” còn bảo, khi nào có ấn tín của “chủ tướng”, tức tiền kiếp của tôi, thì họ mới về được”. Lúc ấy, tôi vỡ vạc ra nhiều điều, hiểu được tiền kiếp của mình. Suốt hai ngày, hai đêm, tôi ngồi đọc chú đại bi, hồi hướng cho quân lính, khao quân liên tục, tiền vàng rải nhiều lắm. Tôi cho phép quân lính về lại quê hương bản xứ, nhưng cấm không được quấy phá dương gian. Nếu không có chỗ dung thì quay lại với chúng tôi, tôi tu cái gì thì tu theo cái ấy. Xong việc, tôi đốt hết kinh. Sau khi thực hiện xong những việc tâm linh ấy, thì tôi gặp lại ông Son, bảo ông phải làm đàn tế thật to, để giúp các oan hồn nơi đây siêu thoát. Tôi sẽ hỗ trợ cùng ông Son làm việc ấy”.

Câu chuyện của anh chàng Lê Thái Bình quả thực quá kỳ dị, như thể câu chuyện ở một thế giới xa xăm nào đó. Tuy nhiên, khi gặp ông Son, ông bảo rằng, lần đầu tiên gặp Bình, ông đã có cảm giác rất lạ, như thể là người sẽ giải đáp cho ông nhiều điều khó hiểu ở Tràng An Cổ, nơi ông đã gắn bó, xây dựng nhiều năm nay, và gặp vô số điều lạ lùng, kỳ bí, mà bản thân ông không thể giải thích được. Những tiếng binh đao hàng đêm vẫn văng vẳng từ dưới sông. Những tiếng khóc ai oán của thiếu nữ. Những oan hồn vẫn đây đó, mà nhiều lúc rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ, ông vẫn cảm nhận thấy được. Vô số điều kỳ lạ tập trung ở cửa hang Luồn, là điểm nhấn của khu du lịch Tràng An Cổ, là điểm nhấn của toàn bộ vùng đất Tràng An, mà ông chỉ có thể bó tay, không sao giải thích. Ông đã moi lên hàng đống xương người, ông đã lập cả một nghĩa địa để thờ cúng chu đáo. Nhưng, tại sao lại có nhiều xương đến vậy. Rồi còn hàng đống tiền cổ, hàng tạ cổ vật kỳ lạ. Còn xương hổ, xương voi nữa chứ. Những thứ đó, vì sao tập trung ở một địa điểm dưới dòng Sào Khê? Những câu hỏi bao năm nay không có lời giải, đã thêm một lần nữa, được chàng trai Lê Thái Bình gợi mở, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin tưởng hơn vào một huyệt mạch kỳ lạ, một trận đồ trấn yểm có thể nói là cực kỳ quan trọng từ cả ngàn năm trước.

Lần này, trở lại Tràng An Cổ, cùng cả chị Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm truyền thông Tâm Linh, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Son đón tiếp chu đáo. Chúng tôi rẽ vào Tràng An Cổ, mà không hề báo trước với ông Son. Lê Thái Bình bảo rằng, cứ tự đi, tự đến, có nhân duyên thì gặp, không có nhân duyên, thì có gặp cũng không mang lại kết quả. Tràng An Cổ những ngày đông giá rét, khách tham quan vắng. Cả hai khu Tràng An đều chìm trong màn sương bàng bạc, buồn tẻ. Từ trên vách núi, tôi thấy con chim kỳ lạ, thân màu đen, có chút sọc đỏ, sọc trắng, cái mỏ to tướng như mỏ bồ nông đậu trên một chạc cây soi bóng xuống dòng Sào Khê. Tôi hỏi chị lái đò, rằng con chim gì mà lạ lùng thế. Chị lái đò nhìn theo hướng tay tôi chỉ, rồi rú lên ra vẻ kinh ngạc lắm. Hóa ra, đó là chim phượng hoàng đất, loài chim cực kỳ quý hiếm, tưởng như tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thi thoảng loài chim này vẫn xuất hiện ở khu vực Tràng An. Rất hiếm người ghi lại được hình ảnh loài chim này. Đồn rằng, phượng hoàng đất thường xuất hiện vào những dịp trọng đại, và chỉ có những người may mắn lắm mới được chiêm ngưỡng loài chim này. Khi chúng tôi đang bàn tán, thì con phượng hoàng đất nhào ra phía dòng Sào Khê, rồi vỗ cánh phành phạch bay mất hút vào trong núi.

Từ phía vách núi, nơi ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và ba quân tướng sĩ, phát ra tiếng đàn bầu não nuột. Cảnh mùa đông lạnh giá, vắng vẻ, thi thoảng chỉ có tiếng chim kêu, rừng núi âm u, nghe tiếng đàn bầu mà buồn. Chúng tôi hỏi ông Nguyễn Văn Son, thì chị lái đò bảo: “Trưa nay, ăn xong, bác Son gọi em đến bảo chiều nay sẽ có khách tâm linh đến. Bác dặn em ngồi đây đợi, rồi có gì chèo đò đưa khách đi. Mùa này không có khách thăm quan đâu. Chắc đúng là đoàn mình rồi”. Một lần nữa tôi kinh ngạc. Chẳng lẽ ông Son có khả năng dự báo, biết trước khách đến? Anh chàng Lê Thái Bình thì cho rằng chuyện đó rất bình thường. Khi đã có sự giao lưu của thần thức, thì sẽ được báo mộng. Chúng tôi đang leo đến lưng chừng núi, thì tiếng đàn bầu im bặt. Ông Nguyễn Văn Son, dáng cao, gầy, mái tóc vuốt ngược, vầng trán cao, dáng vẻ thi sĩ ra bắt tay. Trà nóng ông đã pha sẵn. Ông bảo, đêm trước không ngủ được, cứ nhắm mắt là thấy ba quân tướng sĩ, cờ xí rập rờn đón tướng quân. Lúc thì được báo mộng hôm nay sẽ có khách quan trọng đến. Vậy nên, cả ngày ông Son không đi đâu, không làm gì, chỉ ra quẩn vào quanh, hết gảy đàn, lại pha trà thưởng thức. Gặp lại anh chàng Lê Văn Bình, ông Son rất vui. Có thêm tôi và chị Thu Hương, ông Son hào hứng kể nhiều chuyện. Ông dẫn chúng tôi thăm quan một vòng khu Tràng An cổ. Đích thân ông chèo thuyền dọc sông Sào Khê, rồi kể tỉ mỉ, cặn kẽ từng thứ. Biết bao câu chuyện mà ông xới lên từ những trang sách, từ lời kể dân gian, từ những lớp sâu bùn đất mà ông đào bới, khai quật lên. Tôi có cảm giác, ông Son là nhà văn hóa, nhà sử học, nhà tâm linh, là một thi sĩ, với bộ óc dường như được khai sáng, chứ không phải là một ông nông dân, một ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm hợp tác xã đóng gạch, ngói ở vùng đất này. Riêng Lê Văn Bình từ chối ngồi thuyền dưới dòng Sào Khê. Anh Bình bảo, anh sợ cảm giác nhìn thấy hình ảnh quân lính đói khát, bi thương, nên anh chỉ luẩn quẩn ở chỗ nhà khách, hoặc đi lại ngó nghiêng dưới chân núi.

Đi một vòng dọc sông Sào Khê, vào hang Luồn, chúng tôi trở ra. Anh Lê Thái Bình yêu cầu ông Son dẫn anh cùng chúng tôi thắp hương ở đền, rồi lên giếng trời. Cái giếng đó nằm trên lưng chừng núi, nhìn nghiêng xuống hang Luồn, nơi có dòng Sào Khê. Tôi nhặt hòn đá nhỏ, ném xuống, nhưng chẳng thấy tiếng dội lại. Ông Son bảo, giếng này không đáy. Ông đã nhiều lần thử thám hiểm, ròng dây trèo xuống, đeo cả bình ô xi, nhưng không đến đáy. Thế nên, người Tràng An mới gọi là giếng Trời. Có truyền thuyết về cuốn sách và thanh kiếm trong giếng, đúng như lời những ông thầy tướng nói vào thời điểm anh Bình bị “cơ đày”. Thế nhưng, anh Lê Thái Bình vừa đến cửa giếng Trời, đã quay ra, không dám đến gần. Anh Bình bảo rằng, âm khí ở giếng nhiều quá. Oan hồn tụ ở giếng này quá nhiều, nên những người nhạy cảm với khí âm không đến gần được.

Sau khi tham quan một vòng, anh Bình trình bày với ông Son rằng, lần này về Tràng An, anh có cảm giác nhẹ nhõm hơn lần trước. Nỗi oan trái cũng ít hơn, các oan hồn vất vưởng của tướng sĩ cũng không còn nhiều như lần trước nữa. Ông Son bảo rằng, cảm nhận của anh Bình là hoàn toàn chính xác. Sau lần anh Bình về đây, thì có một ông thầy bí ẩn, theo phái Mật Tông, đã cùng cả trăm đệ tử từ Hà Nội tìm về, lập đàn giải oan cho các oan hồn. Ông thầy bí ẩn này đã thực hiện lễ giải oan hai lần, nên việc các oan hồn vất vưởng ở Tràng An, cũng như trận pháp dưới dòng Sào Khê đã được giải phần nào. Ông Nguyễn Văn Son bảo: “Hai năm trước cậu về đây khóc lóc ầm ĩ, rồi yêu cầu tôi làm đàn tế giải oan, tuy nhiên, tôi chưa tin lắm, với lại điều kiện chưa cho phép để làm đàn tế lớn. Một thời gian sau, thì thầy Hiếu cùng đoàn đệ tử về đây. Ông ấy bảo đây là huyệt mạch quốc gia, có một trận pháp trấn yểm quan trọng. Ông ấy tự làm đàn tế giải oan cho các oan hồn những hai lần. Có lẽ, đàn tế giải oan của ông ấy có tác dụng, nên lần này cậu cảm nhận khác hơn”.

Trinh nữ chết thảm, rắn có mào và hàng trăm bộ xương trong trận đồ khiến máy móc hiện đại trở nên vô dụng

Detail
Thần xà có mào

Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ và cũng là cha đẻ của khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) nổi tiếng Việt Nam bây giờ tin rằng, chính tiền nhân đã dẫn dắt ông gặp hết chuyện lạ này đến chuyện lạ khác, để rồi phát hiện ra trận đồ trấn yểm, mà theo ông, còn phức tạp, kinh hoàng hơn trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch, từng gây ầm ĩ cả nước nhiều năm trời. Cơ duyên đầu tiên tác động vào tâm trí của ông, là việc gặp một người đàn bà bí ẩn vào năm 2002. Bà này tên là Nhàn, nhà ở cách Tràng An chỉ 5 km. Đợt đó, có mấy bà đi lễ đền Trần, gặp ông Son, bà bảo: “Ơ, đúng là anh rồi. Anh là con cháu tướng Nguyễn Bặc đấy. Các cụ chết ở đây thảm lắm. Các cụ bảo anh được chọn để khai sáng khu vực này. Đây là khu vực quan trọng của quốc gia, nên anh làm gì cũng phải đến nơi đến chốn vào nhé”. Nghe bà này nói thế, ông Son còn mắng: “Bà này lắm chuyện, định mượn thuyền thì cứ mượn, lại còn phải nói vớ vẩn”. Rồi bà cụ này mượn thuyền chèo dọc sông Sào Khê, đi tìm đền Trần.

Trinh nữ chết thảm, rắn có mào và hàng trăm bộ xương trong trận đồ khiến máy móc hiện đại trở nên vô dụng


Chuyện ấy rồi ông Son cũng quên. Đến năm 2004, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào Tràng An, tìm gặp ông Son, chứ không phải ông mời vào. Bích Hằng gặp ông bảo rằng, chị rất trăn trở với vùng đất này, bởi các oan hồn ở đây nhiều quá, nỗi oan chồng chồng chất chất. Ông Son bảo: “Tôi cảm thấy từ bé như có người đi theo mình. Tôi đi vào rừng mà cứ có cảm giác có người dẫn đường, hoặc có người đi sau. Leo núi, vào hang, ngủ rừng, nhưng lúc nào cũng có cảm giác ấm áp, chứ không lạnh lẽo. Lúc nào hết tiền thì y rằng tiền lại đến”. Phan Thị Bích Hằng gật đầu bảo: “Người đi theo anh là tổ tiên, đang giúp đỡ anh, chứ không có thần thánh nào cả. Rồi anh sẽ gặp được tổ tiên mình. Người sẽ hóa thân thành xà tinh. Nếu gặp được người, mọi việc của anh đều hanh thông”.

Năm 2005, một năm sau ngày Bích Hằng về Tràng An, thì ông Son đã gặp thần xà. Đợt đó, ông Son trực tiếp đi thám hiểm, ghi chép lại các hang động, viết dự án, để giới thiệu sản phẩm du lịch. Hồi trẻ, ông thường vào hang Bói săn sơn dương. Hang đó có nhiều vỏ ốc, nghĩ có người xưa ở, nên đưa vào làm điểm tham quan sẽ thú vị. Ông Son cùng một nhóm đi vào hang Bói. Ở cửa hang có một tảng đá, khá giống cái ngai vàng. Ông Son dựng tóc gáy khi thấy trên tảng đá hình ngai ấy có 2 con rắn vắt vẻo. Một con màu đỏ, thân to, đầu có mào. Một con màu xanh, nhỏ hơn, nằm uốn khúc, gối đầu lên lưng con đỏ. Ông Son chợt nhớ lại lời các cụ kể, khi xưa khi các cụ ở Tràng An vào chỗ hang Bói khai thác gỗ sửa đền vua Đinh, đã từng gặp rắn có mào. Ông Từ Khấu, người phụ trách xẻ gỗ trong rừng, đã bắt gặp con rắn lạ này. Ông đặt chiếc mâm đồng, con rắn bò vào. Các cụ nghĩ thần về, nên đưa rắn mào vào hậu cung làm lễ cúng bái. Cúng xong, rắn biến mất, không ai nhìn thấy nữa. Các cụ ở Tràng An gọi là ông Lốt, có nghĩa là một vị quan đã đội lốt con rắn để giám sát công việc tâm linh.

Ông Son nghe chuyện rắn có mào nhiều, nhưng không tin. Khi đó, trước mắt mình là một con rắn có mào trên đầu thực sự, khiến ông dựng tóc gáy. Trấn tĩnh lại, ông Son chắp tay khấn: “Nếu ngài hiển ứng, thì để con quay lại hình ngài. Còn ngài không muốn, thì mời ngài trườn đi”. Khấn xong, chờ một lúc, không thấy con rắn bò đi, nên ông Son chạy về nhà lấy máy quay phim. Lúc ông gặp rắn là 10 giờ sáng, ông chạy về nhà làm lễ cúng bái, rồi quay lại lúc 4 giờ chiều. Điều kinh ngạc là cặp rắn vẫn nằm đó. Ông Son chắp tay xin được quay phim, rồi ông đứng từ xa zoom lại, quay rõ hình ảnh con rắn có mào, loài rắn tưởng như chỉ có trong huyền thoại. Quay xong, hai con rắn ngọ nguậy, rồi trườn lên núi và biến mất. Cặp rắn vừa trườn đi, ông Son lại nghe thấy tiếng rinh rích như gà con. Lần theo tiếng kêu lạ, ông Son phát hiện một con cua rất to, màu vàng, chưa từng thấy bao giờ. Ông nhấc cua lên ngắm nghía, nó vẫn phát ra tiếng kêu rinh rích. Nghĩ chuyện lạ, ông thả cua ra, rồi về. Về nhà, ông gọi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào. Bích Hằng bảo, cụ tổ đã hiển linh thành thần xà và cho gặp, như vậy, có nghĩa ủng hộ ông làm khu Tràng An.

Bộ xương trinh nữ

Sau khi dự án được lập, ông Nguyễn Văn Son cùng người em trai là đại gia Nguyễn Xuân Trường vào cuộc nạo vét sông ngòi, hang động, thung lũng để xây dựng Tràng An. Trước ngày tiến hành nạo vét, nhà ngoại cảm Bích Hằng đã về và nhiều lần nói rằng, nhìn thấy một người con gái. Người con gái này vào cung hầu hạ cô ruột vua Lê năm 14 tuổi. Năm 18 tuổi, cô hầu phổng phao, quá xinh đẹp, nên được tiến cử là quý phi nương nương, tức thiếp của vua Lê Đại Hành. Một hôm, trinh nữ này được đưa đi tắm nước thơm, được mặc đồ trắng, ăn cao lương, uống nước sâm. Mọi người tưởng trinh nữ này sẽ được gặp vua, nhưng không ngờ bị đánh thuốc mê, bị đem tế sống. Làm lễ tế xong, trinh nữ bị chôn vào hầm và 100 ngày sau thì chết. Oan hồn trinh nữ trấn giữ khu vực đó, khiến long mạch được yên. Theo lời Bích Hằng, trinh nữ này bị tế sống để đền cho oan hồn của người con gái bị triều Đinh yểm coi kho của. Vua Lê lên ngôi, đã cho người đào bới, hốt xương cốt, lấy kho của. Vì xâm phạm vào thần giữ của, tức oan hồn trinh nữ, nên nhà Lê biến loạn. Các thầy pháp đã lập đàn tế, bắt trinh nữ này đền mạng, trấn vào khu vực Tràng An, nơi mà thời Đinh và Lê coi là huyệt mạch quốc gia.

Lời nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói nửa thực nửa hư, toàn những chuyện ngàn năm trước, nên ông Nguyễn Văn Son nghe rồi để đấy. Thế nhưng, sự kiện kinh hãi đã xảy ra. Khi nạo vét lớp bùn ứ đọng trong một hang động ngay cạnh huyệt mạch sông Sào Khê, đã làm phát lộ một bộ xương còn khá nguyên vẹn. Bên thi hài có 3 sâu tiền cổ niên đại thế kỷ thứ 7 đến thứ 10, là tiền Tùy – Đường. Đầu bộ xương gối lên các tấm gỗ tiện tròn rất cầu kỳ. Các nhà khảo cổ đã về xem xét. Bộ răng còn nguyên vẹn, chưa mòn chứng tỏ đây là người trẻ. Các nhà khảo cổ đều khẳng định đây là người con gái, dáng cao, mảnh, rất đẹp, tuổi chỉ độ 17-18. Ông Son đã làm lễ chu đáo, an táng người thiếu nữ này ra nghĩa địa làng.

Gặp xương người là hỏng máy

Nạo vét xong hang động, thì việc nạo hút sông Sào Khê bắt đầu tiến hành. Dự án nhà nước về nạo vét sông đã có, nhưng chả biết bao giờ mới được giải ngân, nên đại gia Xuân Trường bỏ tiền làm trước. Có tới 150 chiếc máy hút bùn được huy động, rải dọc sông Sào Khê đoạn chảy qua Tràng An. Những chiếc máy này đều được mua mới tinh, do một doanh nghiệp cung cấp, bảo hành. Điều lạ lùng là, hàng loạt máy không nổ, hoặc đang hút bùn trơn tru bỗng nhiên tắt ngúm. Ông Son liên tục gọi doanh nghiệp cung ứng máy móc này xuống sửa chữa, mà chẳng ăn thua gì. Nhưng điều kỳ lạ, khi họ chở máy về nhà, máy lại hoạt động trơn tru, không có dấu hiệu hỏng hóc nào cả. Một lần, chiếc máy đang nổ bỗng tắt ngúm, ông sai công nhân nhảy xuống sông mò mẫm xem có vật gì lọt vào ống hút. Công nhân này xuống mò, nhấc lên chiếc đầu lâu. Anh này mò tiếp, thì vớt được nguyên bộ xương người. Từ bấy, ông Son rút kinh nghiệm, hễ máy đang nổ trơn tru, mà hỏng hóc bí hiểm, thì sai người xuống mò mẫm dưới lớp bùn, thể nào cũng kiếm được xương người. Theo ông Son, dưới dòng Sào Khê, chỗ nào có xương người, y rằng đã bị trấn yểm. Những vị trí đó rất linh thiêng, nên diễn ra hiện tượng kỳ quái, thậm chí hỏng cả máy móc.

Điều kinh dị nhất xảy đến với chiếc tàu hút bùn, mà doanh nghiệp Xuân Trường nhập từ Phần Lan. Ông Trường nhập liền lúc 2 cái. Một cái làm ở Bái Đính, một cái làm ở Tràng An. Đây là con tàu rất đắt tiền, cực kỳ hiện đại, hoạt động bằng điện tử. Con tàu cuốc tơi bùn đất, dị vật, rồi hút bùn thổi đi nơi khác. Thế nhưng, tàu đang chạy lừ lừ dưới lòng Sào Khê, còn cách hang Luồn mấy trăm mét, thì tự dưng chết đứng. Ông Son đã chỉ đạo đám thợ kiểm tra lớp bùn đất phía đầu con tàu hút bùn này, nhưng không thấy có nghi vấn gì. Thợ chuyên nghiệp dưới cảng Hải Phòng được điều lên, nhưng sửa mấy tháng máy vẫn không nổ. Chiếc tàu rất lớn, lại nằm ở dưới sông, nên đem lên không phải chuyện đơn giản. Sửa chữa mãi không được, ông Son đưa ra phương án tháo máy ở con tàu nạo vét sông Sào Khê, đổi máy con tàu ở Bái Đính. Điều kỳ cục đã xảy ra, đó là khi chuyển máy trên con tàu ở Tràng An lên Bái Đính, thì máy lại nổ ngon lành, còn lắp máy ở tàu nạo vét trên Bái Đính, thì máy lại hỏng. Sau mấy tháng hì hục sửa chữa, thợ lành nghề dưới Hải Phòng chào thua, bỏ về. Doanh nghiệp Xuân Trường đã liên lạc sang Phần Lan. Một kỹ sư chế tạo rất giỏi được điều sang Việt Nam làm nhiệm vụ sửa chữa con tàu này. Ông Son nhớ lại: “Tay kỹ sư người Phần Lan này sang, nhìn con tàu nhem nhuốc, hắn quát tháo ầm ĩ. Hắn bảo, con tàu cả triệu đô, mà bôi bẩn bùn đất thế này thì không chấp nhận được. Hắn bắt lau bóng loáng cả sàn tàu. Lau rửa sạch sẽ con tàu, hắn bắt đầu chỉ trỏ, sai khiến thợ tháo chỗ nọ, lắp chỗ kia. Tuy nhiên, thợ sửa tàu làm việc hì hục cả tuần, máy vẫn không nổ, các thiết bị điện tử không hoạt động, con tàu triệu đô như một đống sắt vụn. Cuối cùng, tay kỹ sư này phải cởi bỏ comple, tự tháo lắp, sửa chữa. Tuy nhiên, lại mất một tuần nữa con tàu không chịu nổ. Tay kỹ sư này đã sai nhóm thợ chuyển máy ở con tàu làm việc trên chùa Bái Đính về. Máy đưa ở Bái Đính về vẫn không hoạt động, còn máy hỏng ở Tràng An chuyển đi lại hoạt động ngon lành. Kiểm tra hệ thống điện tử trên tàu thì không phát hiện lỗi. Kỹ sư người Phần Lan lắc đầu không hiểu nổi, định bỏ về nước, thì tôi vào cuộc”.

Hôm đó là tháng 7, trời mưa sụt sùi, ông Son sai người làm mấy mâm lễ lớn, vừa cúng bái vừa khao chúng sinh ngay trên sàn con tàu hút bùn. Kỹ sư người Phần Lan nhìn cảnh ấy rất coi thường. Anh ta chỉ tin vào kỹ thuật, chứ không tin vào những chuyện siêu nhiên. Thế nhưng, điều lạ lùng đã xảy ra, ông Son vừa cúng xong, đã nghe thấy máy nổ, tàu rung bần bật. Chứng kiến cảnh ấy, kỹ sư người Phần Lan trố mắt kinh ngạc, không hiểu vì sao. Mấy công nhân thì cứ vái sống ông Son, nghĩ ông là thần thánh nhập vào.

Tuy nhiên, con tàu hút bùn làm việc nửa buổi, tiến được độ chục mét dưới lòng sông lại tắt ngúm. Sửa chữa không được, ông Son lại được triệu đến. Ông Son khẳng định rằng, dưới lòng sông chắc chắn có điều đặc biệt. Việc con tàu hiện đại hỏng máy có thể là lời cảnh báo nào đó. Ông Son yêu cầu phải dừng lại mọi công việc, tiến hành đắp bờ, tát nước, móc từng nắm bùn đoạn sông Sào Khê để tìm kiếm thông tin. Hàng ngàn cây tre, thanh gỗ được đóng xuống lòng sông, bao cát quăng xuống đắp bờ tát nước. Sau một tuần vừa nạo vét thủ công, vừa bới bùn tìm di vật, thì chiếc đầu lâu xuất hiện, nằm ngay dưới mũi tàu hút bùn, ở độ sâu tới 3 mét tính từ đáy sông. Ông Son tin rằng, đây chính là nguyên do khiến con tàu hút bùn bị hỏng một cách bí ẩn. Ông đã dự đoán được sự việc, nhưng đám thợ đào không sâu, tìm kiếm không kỹ, nên không thấy xương cốt. Đúng như tiên đoán của ông, khi đưa hộp sọ lên bờ, làm lễ an táng chu đáo, thì con tàu hút bùn hiện đại lại hoạt động.

Hộp sọ của vị tướng?

Có lẽ, do nằm rất sâu dưới lòng đất, trong tình trạng yếm khí, vi khuẩn không hoạt động được, nên hộp sọ được bảo quản rất tốt, còn rất nguyên vẹn. Một số nhà khảo cổ, nhân chủng học tìm về và khẳng định hộp sọ to, đẹp, cân đối, thể hiện đây là một người thông minh, khỏe mạnh, thậm chí là một vị tướng. Điều lạ lùng là lại chỉ phát hiện hộp sọ dưới lòng sông, còn xương cốt bộ phận khác lại không có. Ông Son đã huy động mấy chục công nhân, mở rộng diện đào bới, tuy nhiên, tìm kiếm suốt một tuần không thấy thêm mẩu xương nào. Tin rằng, chiếc đầu lâu này của vị tướng, nên ông Son sai người an táng rất chu đáo. Khi đó, một đội chuyên phục vụ án táng, di chuyển hài cốt được thành lập. Theo lời ông Son, họ mua tiểu sành, vải liệm màu đỏ. Đích thân ông đã cúng cho oan hồn này. Cúng xong, đội an táng đưa ra nghĩa địa chôn ở vị trí đã chọn sẵn.

Sự việc tìm thấy chiếc đầu lâu một cách bí ẩn rồi cũng chìm vào quên lãng, bởi tiếp sau đó, mấy chục bộ hài cốt được phát hiện, vô số điều kỳ bí liên tục ập đến khiến ông Son tất tả ngược xuôi, bù cả đầu óc. Cho đến một ngày, cách đây 2 năm, có người gọi điện thoại, xưng là Nguyễn Văn Ngô, quê mãi Bình Định. Ông này bảo rằng, thầy bói nói với ông đã đã tìm thấy đầu cụ Nguyễn Bặc ở Tràng An. Ông này hỏi ông Son có tìm thấy đầu lâu tướng quân Nguyễn Bặc (Định quốc công Nguyễn Bặc, coi việc Nội Giáp, tức là việc nội chính của triều Đinh) không? Thời gian đó, đội nạo vét sông Sào Khê và khu vực Tràng An đào lên vô số hài cốt, nên ông Son lắc đầu kêu không biết, không có chuyện đó. Rồi sự việc lại rơi vào quên lãng. Cho đến một ngày, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi điện cho ông Son bảo rằng, chị mới vào chùa Trấn Quốc và nhận được thông tin rằng, tướng quân Nguyễn Bặc đã bị nhà Lê chặt đầu, bêu đầu rồi vứt xuống sông. Phần thân con cháu đã đem về chôn cất, lập mộ. Riêng phần đầu thì thất lạc ngàn năm nay. Hiện đã có người tìm thấy phần sọ. Bích Hằng đề nghị ông Son tìm hiểu xem có ai ở Tràng An đào được đầu lâu không. Ông Son chột dạ, nhớ lại chiếc đầu lâu khiến tàu hút bùn chết máy một cách bí ẩn suốt mấy tháng. Tuy nhiên, quá trình hút bùn sông Sào Khê, cải tạo khu Tràng An, thu được rất nhiều xương cốt, nên không biết cái nào. Ông Son gặp đội quy tập dò hỏi và được ông Thám, là đội trưởng đội quy tập hài cốt khẳng định, cả trăm bộ xương được quy tập đều đầy đủ, duy chỉ có 1 chiếc đầu lâu.

Hôm đó, ông Thắm, ông Son, cùng con cháu dòng họ cụ Nguyễn Bặc có mặt ở nghĩa địa thôn Tràng An. Vì chôn nhiều mộ quá, nên ông Thắm không nhớ là ngôi nào. Ông Thắm đào 8 ngôi, đều gặp những mộ đầy đủ xương cốt, khiến mọi người sợ hãi, dựng cả tóc gáy. Ông Son bảo ông Thắm dừng lại, kẻo đào tung cả nghĩa địa cũng không được. Ông Son phát cỏ, chặt mấy cây tre ngả vào khu mộ, rồi thắp hương khấn vái. Thắp hương xong, như có linh tính, ông chỉ ngôi mộ thứ 3 ở hàng đầu tiên, sát bụi tre. Không ngờ, đào lên đúng luôn. Trong tiểu chỉ có một chiếc đầu lâu, bọc vải đỏ, còn rất nguyên vẹn. Tin rằng đây là đầu lâu của tướng Nguyễn Bặc, ông Son đưa cốt lên núi xây mộ, rồi dựng đền thờ.

Chung cư ma Thuận Kiều Plaza

Detail
Gần hai chục năm qua, những đồn thổi đầy ma mị về sự thất bại của khu cao ốc liên hợp gia cư và thương mại Thuận Kiều (Thuận Kiều Plaza) cứ chồng chất theo thời gian.

Những câu chuyện về oan hồn, quỷ ám và cả sự đồn thổi về phong thủy, bùa ngải nhằm lý giải cho sự thất bại của tòa nhà đã thu hút sự hiếu kỳ của không ít người. Vậy đâu là sự thật?

Kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30.

Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.

Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến.

Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm. Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.

Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (quận 5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...



Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở quận 5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm.

Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.

Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoảng chốc.

Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) ếm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại.
Tags: no keyword

Ngôi nhà Số 1/5D Quang Trung, Gò Vấp

Detail
Nhiều người sinh sống ở đây đều có cảm giác khác lạ khi bước vào nhà. Thậm chí có đôi vợ chồng trẻ từng sống ở đây kể lại hàng đêm thấy bóng dáng mờ ảo ngoài cửa sổ hay tiếng gió rú qua khe cửa khiến kẻ bên trong phải lạnh lưng. Người thì bất tỉnh, người thì bóng đè, đến nỗi sáng hôm sau ai nấy cũng đều mệt mỏi.

Các gia đình, tập thể thay nhau chuyển đến rồi dọn đi chỉ vì nhiều điều khó lý giải. Mặc dù cơ quan chức năng đã kết luận do ngôi nhà thiếu không khí nhưng nhiều người xung quanh vẫn e dè khi nhắc tới địa chỉ này.


Ngôi nhà Số 1/5D Quang Trung, Gò Vấp

Kinh hoàng hơn,sau một thời gian bỏ hoang do quá nhiều người đến rồi đi, một công ty may mặc gần khu Chợ Cầu đã thuê căn nhà cho công nhân ở. Nhưng mới ngày đầu tiên, hàng chục công nhân đang ngủ nửa khuya bỗng nhiên bị ngẹt thở, cứng miệng như ai bóp cổ. Sau đó, họ được người dân xung quanh tức tốc đưa đi bệnh viện.
Tags: no keyword

Bệnh Viện Ma - P3

Detail
Khi cô tỉnh dậy, Thúy đã thấy mk lằm trong bệnh viện mà cô từng đến xin việc trước đó. Mẹ cô cũng thừ cửa bưng bát cháo đi vào, ân cần nói" mẹ biết con và thằng Huy yêu nhau lâu r, nhưng đã là cái số thì người ta không thể tránh khỏi..." chưa nói hết câu Thúy đã ngắt lời vội vã hỏi" s mẹ lại đưa con vào bệnh viện này?" . Mẹ cô cũng hơi rối trí đáp" ừ thì,.. thì có cái cô gì tên liêm bảo là đồng nghiệp của con rồi chỉ đường mẹ đưa con đến bệnh viện này . Mà kể cũng lạ , con vừa mới ngất đi mẹ vs bố mày còn cuống hết cả nên chưa biết phải lm gì , thì cô đó đến như thể cô bác sĩ đó biết con sẽ như vậy từ trc" . Thúy kéo tay mẹ giọng như sắp khóc lằng lặc đòi về như 1 đứa trẻ con. Thì 1 ông chú bước vào ông ta chính là viện trưởng . Biết cô là bác sĩ mới ra trường mà bệnh viện cũng đang thiếu người nên ông ta ngỏ ý thuê cô vào làm. Nhưng thúy từ chối ngay, mặc dù cô đang rất cần 1 công việc.



Không cần ai cho phép cô xuống dường và ra về với thái độ rất khoát mặc cho mẹ cô và bác sĩ khuyên ngăn. Trên đường về Thúy gặp lại ông già ăn xin đó. Ông ta ngồi đó như thể đã chờ cô từ lâu. Thúy chưa kịp lên tiếng thì ông cụ đã nói" con phải vào lm ở đó, chốn tránh chỉ làm cho mọi việc tệ hại hơn, con phải tìm lí do khiến lũ vong hồn quỷ dại kia đei bám con, có chiếc vòng trên cổ con đừng sợ ". Thúy ngập ngừng nhưng vẫn nhận lời. Cô quay trở lại bệnh viện xin làm việc và dĩ nhiên cô đc nhận ngay. Ông viện trưởng yêu cầu sáng hôm sau cô đi làm luôn vì bệnh viện đang rất thiếu người

Bệnh Viện Ma - P3Cả 1 đêm nữa cô thức trắng, đầu óc cứ rối lên , nếu mọi chuyện cưa như z chắc cô sẽ phát điên lên mất. Thúy quyết tâm tìm ra sự thật đằng sau tấm bi kịch mà cô đang phải chịu đựng mỗi ngày. Sáng hôm sau , cô tới làm ở bệnh viện. Vào đến căn phòng lm việc của mk. Cô có cảm giác lạnh sống lưng. Căn phòng rất tối nên lúc nào cũng phải bật đèn vì khuất ánh sáng mặt trời. Cả 1 cái bệnh viện nhưng không có mấy bệnh nhân nên thúy cũng k cần đi lại nhiều. Cô ngồi làm việc và ngủ thiêt đi từ bao giờ. Bỗng 1 cô y tá bước vào nói" Bác sĩ có bệnh nhân phòng A3 vừa qua đời, bác sĩ xuống làm thủ tục". Giọng nói cô y tá k to nhưng rât vọng. Nghe giọng nói lạnh ngắt đó Thúy bừng tỉnh nhìn cô y tâ, mặt cô ta trắng bêch nhợt nhạt. Đôi mắt thâm đen và k hề động đậy hay chỉ là chớp mắt khi nói chuyện với cô. Đang kệt mỏi lên Thúy cũng k chú ý nhiều nữa mà chỉ noi" em xuống trc đi, chị xuống ngay". Thế mà lúc ngoảnh đầu ra cô ta đã đi từ bao giờ. Giường như cô y tá đó không hề mở cửa bước ra mà biến mất trong tích tắc vậy. Thúy cầm quyển sổ bước ra ngoài. Cô lò mò xuống phòng A3. Bệnh nhâ đc phủ 1 lớp vải trắng tức là đã chết. Cô ghi chép 1 lúc rồi định quay đi thì thấy 1 bệnh nhân khác cũng z. Thúy kéo khăn xuống thì cô mới giật mk lùi lại đó là cô y tá vừa rôi đây mà.
Tags: no keyword

Bệnh Viện Ma - P2

Detail
Quay trở về phòng bảo vệ, Thúy ngồi bất động như cái xác không hồn. Anh bảo vệ cũng hiểu ra sự việc đến hỏi khẽ " thế có thật viện trưởng kêu cô làm ở phòng đó k? " . Thúy quay đầu run rẩy ns' Dạ, k sai đâu , bà ấy kêu em trông coi phòng 5 dãy nhà B " anh bảo vệ ngạc nhiên hỏi lại" cái j? Bà ấy là sao. Viện trưởng là đàn ông mà" . Nge vậy thúy càng thêm phần kinh hãi. Cô k hiểu truyện j đang sảy ra vs mk mấy ngày vừa qua. Và cũng luôn tự hỏi tại s mk phải chịu những điều như vậy.

Từ bệnh viện ra về, Thúy thờ thẫn lững chững đi như kẻ vô hồn thì bỗng cô nghe thấy tiếng van xin của 1 ng ăn mày bên đường. Nhìn cụ đói rách luộm thuộm, khuôn mặt nhem nhuốc khiến cô k thể bước chân đi tiếp đc. Cô đến rút ra 1 tờ tiền 50k đưa cho cụ và nhẹ nhàng ns" trời sắp mưa r, cụ đừng ngồi đây nữa.." r khi chuẩn bị đứng lên ra về thì ông cụ ăn mày ns" chúng sẽ k để cháu sống yên đâu" . Thúy lớ ngớ nhìn ông cụ nhưng cũng chưa biết nên chả lời ra sao thì ông cụ lại ns" bọn chúng chết oan , bọn chúng k siêu thoát nên tìm ng đeo bám , hại ng ta. Cháu hãy đeo cái này bên người nên nhớ đừng bao giờ tháo ra" Thúy cầm lấy chiếc vòng đc gấp thành hình tam giác lm từ chính tờ tiền 50k của cô. Có chiếc vòng dù bán tín bán nghi nhưng cô vẫn thấy yên tâm hơn.



Tối hôm đó tầm 22h30' Thúy nhận đc tin nhắn từ Huy- ng yêu cô. Huy hẹn gặp Thúy ở công viên như mọi lần. Miễn cưỡng bước đi vì Thúy k muốn gặp Huy luc này. Vì bây giờ Thúy đang rất rối trí. Cô chỉ muốn yên tĩnh 1 mk. Nhưng vì Huy là 1 gã lẻo mép nên cô k s từ chối đc. Đến công viên 2 người ns chuyện rất bình thường chỉ có vẻ Huy ít ns hơn mọi lần và liên tục gợi chuyện những ngày mới qua để Thúy kể những chuyện kì lạ kia mặc dù cô k hề muốn nghĩ laih. Nghe xong Huy chủ động giới thiệu 1 ông chú là thầy bùa sẽ giúp thúy trừ hết lũ ma quỷ đeo bám cô gần đây. Nửa ngờ , nửa tin nhưng Thúy vẫn đi theo Huy tới 1 cái miếu xung quay chỉ có 1 ánh sáng màu đỏ, cờ lọng cắm khắp nơi cùng những dòng chữ hán cheo xung quanh nhìn rất thần bí. Khi chuẩn bị bước vào trong thì lá bùa trên cổ cô bỗng phát sáng dội vào khu miếu 1 ánh sáng màu vàng, Thúy giật mk lùi lại hoảng hốt khi cái miếu vừa nãy bây giờ chỉ là 1 cái nhà ngói đổ lát. Và Huy biến mất khi cái vòng lóe nên để lại cô 1 mk trong màn đêm đặc quánh. Thúy mò mẫm ra đường lớn, bắt xe và đi thật nhanh về nhà.
Tối đó cô k s ngủ đc. Sáng hôm sau nhìn mặt cô xanh sao đôi mắt thâm lại vì thiếu ngủ. Và r khi bố mẹ cô báo tin Huy bị tai nạn đã chết từ sáng hôm qua r" Thúy rật mk , hoảng hốt ngất lịm đi...
Tags: no keyword

Bệnh Viện Ma - P1

Detail
Thúy là 1 y tá mới ra trường . 1 công việc là điều cô rất cần bây giờ. Chạy vạy khắp nơi xin việc ở các bệnh viện lớn nhỏ nhưng kết quả không khiến cô khỏi thất vọng. Rồi 1 hôm thúy có qua 1 bệnh viện, chính xác là 1 bệnh viện cũ. Nhìn những bức tường phủ toàn rêu, cổ kính cho thấy bệnh viện xây dựng từ rất lâu r, nhưng điều quan trọng vs cô bây giờ là 1 công việc, nên k ngần ngại. Cô gái trẻ bước nhanh vào trong. Qua cổng bệnh viện anh bảo vệ cất tiếng hỏi" cô có việc j?" Thúy trả lời" k biết viện mk có cần thêm y tá k anh? " . Ng bảo vệ chỉ tay vào trong bệnh viện và nói" cô tới phòng viện trưởng, nghe nói viện đang thiếu ng, cô tới đó đi"

Thúy cảm ơn và vui mừng bước vào. Qua cánh cửa 1 làn khí lạnh toát thoáng qua khiến cô rùng mình. Nhìn quanh bệnh viện sao vắng quá, cả bác sĩ và bệnh nhân lác đác có mấy ng. Ai lấy đều giữ bộ mặt ảm đạm u sầu. Cô bước vào đây gần 10' r mà dường như k ai phát hiện ra vậy, đều lững lờ qua lại. Cô tìm tới phòng viện trưởng. Hít 1 hơi thật sâu như để lấy can đảm và gõ cửa bước vào. Ngạc nhiên là chỉ sau vài lời chào hỏi mở đầu thúy đã đc nhận ngay. Viện trưởng là 1 bác sĩ nữ tuổi trạc 40. Và viện trưởng cũng dặn sáng mai thúy hãy đi làm luôn. Cô có nhiệm vụ chăm sóc cho các bênh nhân phòng 5 dẫy nhà B. Cô vui mừng ra về...



Sáng mai thúy đi làm, ngày đầu tiên lên cô đi thật sớm. Mới mờ sáng cô đã ở bệnh viện. Cô đi tới dẫy nhà B và mò phòng số 5. Chật vật mãi nhưng cô vẫn ko thể nào tìm đc. Cái bệnh viện lạ quá phòng số 1,2,3,4,6 có mà k tìm đc phòng số 5. Đang hoang mang thì cô gặp 1 y tá khác tên Liêm. Cô y tá này rất trẻ và đẹp. 2 ng làm quen thì thúy mới biết Liêm cũng là y tá trông coi phòng 5. Rồi Liêm đưa Thúy tới phòng số 5. 2 ng nói chuyện rất hợp. Tan ca còn rủ nhau đi ăn, trò truyện vui vẻ. Đi làm đc vài ngày thì Thúy mới phát hiện điều kì lạ. Các bệnh nhân phòng này đều rất trẻ hơn nữa bị thương cũng nhẹ. Nhưng tuyệt nhiên chưa từng thấy họ mở mồm nói chuyện vao giờ.

Cả ngày chỉ lẳng lặng ngồi im lìm , bất động. Mà căn phòng luôn có vẻ lành lạnh, rợn rợn kiểu j la lắm. Cả 1 bệnh viện mà chả có mấy ng. Nguyên cái dẫn nhà B này mà chỉ có phòng B5 là có bệnh nhân thôi. Còn mấy phòng còn lại đều bỏ trống. Đồng nghiệp thì quen biết mỗi Liêm. Mặc dù cảm thấy lạ nhưng Thúy vẫn k lấy làm thắc mắc cho tới sáng hôm ấy. Khi vừa qua cổng thì anh bảo vệ cất tiếng hỏi" cô là ai đấy, có việc j hả?" Nhìn anh bảo vệ thúy chả lời" anh là bảo vệ mới hả? E là y tá bệnh viện này".
Ng bảo vệ cười đáp" cô đùa tôi rồi, tôi làm ở đây 30 năm r chứ mới j, bác sĩ , y tá ở đây có mấy ng chẳng lẽ tôi lại k biết" Thúy ngạc nhiên ns " k đúng, mấy hôm trc còn chỉ e vào phòng viện trưởng xin việc mà" anh bảo vệ mặt hơi tái chả lời" xin lỗi cô, nhưng thật sự tôi là bảo vệ duy nhất ở đây đã lâu lắm r. Mấy hôm trc tôi nghỉ bệnh k đi làm đc, có lẽ cô mới đến nên tôi k biết, cô quen đồng nghiệp nào k?" Thúy đáp ngay " e quen chị Liêm,y tá phòng B5. Bọn e cùng phòng mà". Ng bảo vệ nghe z rật mk làm rơi cả tập vé xe trên tay, miệng lắp bắp" cô... cô ns j lạ vậy, bệnh viện này làm j có phòng B5, mà y tá Liêm...y tá Liêm..." thúy chả lời " k thể nào, mấy hôm nay e vẫn làm ở đó mà...
Chị Liêm làm sao ak?" Anh bảo vệ luống cuống vơ chai nước uống và hít 1 hơi thật sâu rồi đáp" độ 10 năm trc bệnh viện có hỏa hoạn , toàn bộ bênh nhân và y tá phòng B5 đều chết cả trong đó có Y tá Liêm . Từ đó phòng B5 bị đóng cửa , toàn bộ dãy nhà B vốn k hề có ng" Thúy sợ hãi mặt tái ngắt cắt như k còn 1 dọt máu. Cô chả lời" anh đi cùng e, k thể nào, k thể vô lí như z, mấy hôm nay e vẫn làm ở đó , e còn nc vs chị Liêm tối qua mà bây giờ anh lại nói k có ng là s? Vừa nói Thúy vừa kéo anh bảo vệ qua dãy nhà B, bc tới và mở bung cánh cửa thì thúy mới giật mk. Sững ng ra như chết đứng. Căn phòng đổ lát, màng nhện vây quanh, bụi bám dày cả tấc. Đây rõ ràng là căn phòng đã rất lâu k có ng ở...
Tags: no keyword

Cây Dừa Sau Sàn Nước

Detail

Vào thời gian ngoại mình chuyển nhà từ Bến Tre lên Tây Ninh sinh sống cho đến ngày hôm nay, mình cũng được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Ninh này. Vào cái thời gian năm 1995-1997, cái thời gian con người sống vẫn còn khó khăn, trẻ con thì giải trí bằng những thứ mà chúng nó tìm tòi tạo ra như là chơi ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm, bắn bi, lò cò, đá thun… chính vào thời gian đó sau nhà mình chính xác là ngây cái sàn nước (quê mình gọi là cái sàn nước không biết quê các bạn gọi như thế nào, đó là nơi để mấy cái lu đựng nước, nơi để giật đồ, vo gạo, nấu cơm…) có một cây dừa. Không biết là do ai trồng hay tự nhiên nó mọc ở đây. Lúc này nó cao khoảng chừng 2-3 met gì đó. Chỉ cần đứng trên ghế là có thể bẻ trái được rồi. Nhà mình và nhà ngoại sát bên lúc đó nghèo không có tiền cất nhà nên xài chung một vách, bước qua một bước là tới rồi. Vào một ngày mình chưa đi học mới có 5-6 tuổi gì thôi, thì mình đi chơi với lũ trẻ trong xóm. Buổi trưa đó, ông năm (là em của bà ngoại mình khoảng 50 tuổi) có ghé nhà thăm ngoại và bước xuống sau nhà, khi nhìn thấy cây dừa lá xum xuê, thì ông năm mới xin ngoại vài tàu lá dừa để về vuốt ra làm chổi bán (nghề của ông năm là làm chổi dừa mà). Sau khi được ngoại đồng ý thì ông năm lấy cái ghế đứng lên dùng cây rựa làm 2 nhát là rớt 1 tàu dừa xuống đất. Khi chặt được 2 tàu dừa đến tàu thứ 3 thì ông buông tay làm chiếc rựa rơi cấm xuống đất, mặt mày ông không còn miếng máu, xanh như tàu lá chuối, tay chân bủn rủn. Phải nói là ông lết xuống ghé ngối bệt tựa đầu vào góc dừa rồi lấy hơi lên, thở hổn hển như lính bại trận. Lúc ngoại trong nhà bước ra thấy vậy ngoại nghĩ (với một người lao động tay chân quanh năm như ông thì chặt luôn cây dừa còn được nói gì chặt mấy tàu dừa) có chuyện gì lạ nên ngoại chạy lại rồi dìu ông vào nhà, mồ hôi ông đỗ ra như tấm sông mới lên. Sau một hồi xoa dầu, bóp tay bóp chân, cho ông uống chút trà nóng thì ông đỡ hơn nhiều, da không còn xanh xao nữa. Ông năm mới kể lại cho ngoại nghe khi ông chặt tàu thứ 2 xong thì ông nhìn lên ngọn dừa thấy có 2 đứa con nít (bé gái) nhìn ông, 2 đứa con nít da mặt xanh xao nhợt nhạt lạ thường. Một đứa nhìn ông cười đưa tay vẫy vẫy chào ông, một đứa há miệng cắn chặt 2 hàm răng lại có vẻ tức giận lắm. Ông mới biết là mình thấy thứ gì rồi. Ông không làm chủ được bản thân, ông cố hết sức lết xuống góc dừa rồi nằm đó. Ngoại mình đã đoán biết có thể ông bị như vậy chứ không phải là bị trúng gió. Ngoại nói thôi mày nằm đây nghĩ đi, tao chặt cho vài tàu nữa rồi chút mang ra xe mày về, nói xong ngoại đốt cây nhang ra ngoài cây dừa miệng khấn khấn gì đó rồi cắm xuống góc. Ngoại bước lên ghé chặt thêm cho ông vài tàu nữa nhưng lúc này thì không có chuyện gì xẩy ra. Sau khi ông năm mình lấy lại sức thì ra xe về. Qua vài tuần sau thì mình được ngoại kể cho nghe câu chuyện ông năm gặp ma trên cây dừa sau nhà. Nghe xong mình mới hỏi ngoại sao con ra cây dừa hoài mà không thấy 2 đứa con nít đó. Ngoại nói là người trong nhà mình không ai thấy được đâu. Ngoại nói 2 đứa đó không có trêu người trong nhà, nó mà trêu chọc ai ngoại xử nó liền, nó chết ở đây lúc chạy giặc Pon Pot. Lúc đó mình cũng ngây ngô cho rằng ngoại mình quyền lực đầy mình nhưng sau này mình mới biết ngoại rằm nào cũng đốt nhang, cúng cho 2 đứa đó. Đêm nào khó ngủ thì ngoại nằm võng sau nhà đọc kinh (ngoại là người có theo đạo mà). Thời gian trôi qua dần, cũng được vài năm sau khi nhà mình ăn nên làm ra, mảnh đất sau nhà phóng rộng thêm để xây nhà thì cây dừa cũng được chặt đi. Trước khi chặt cây dừa ngoại có đọc một bài kinh, cúng một mâm bánh trái tiền vàng mã cho hai đứa con nít đó. Rồi mọi chuyện cũng êm xui như không có gì xẩy ra.

Cô Gái Mang Hài Đỏ

Detail
Hài đỏ

Em - Cô gái mang hài đỏ
"Em là cô gái mang hài đỏ
Bỏ thế giới nhỏ, để yêu anh
Bỏ hết tuổi xanh người con gái
Vượt ngàn tự trọng chỉ cần anh"
Cái lạnh của mùa tuyết London khiến những người xa xứ cảm thấy chạnh lòng và đơn côi biết mấy. Nhất là đối với một đứa con gái không có người yêu thì mọi thứ lại càng trở nên kinh khủng. Bốn mùa tuyết, bốn mùa tôi lặng lẽ ra khỏi căn hộ vào buổi sáng, đến quán quen lót dạ và nhâm nhi tách cà phê lạ vị một mình. Lâu như thế rồi mà tôi vẫn chưa thể quen với cà phê ở đây. Tôi nhớ cà phê vỉa hè Hà Nội. Nhớ cái mùi thơm nồng nàn của Hà Nội khi gió mùa Đông Bắc thổi về. Tôi nhớ anh.
Mỗi khi nhớ Hà Nội tôi lại nhớ anh, bởi anh, hình bóng anh, in đậm trên mỗi con đường Hà Nội mà tôi đi qua. Muốn thôi nhớ anh thì phải thôi nhớ Hà Nội. Nhưng làm sao người ta có thể thôi nhớ nhung quê hương của mình? Tôi yêu anh như yêu Hà Nội vậy.
Nói sao về anh và câu chuyện giữa tôi và anh đây nhỉ! Có lẽ bốn mùa tuyết đã phủ bớt đi và làm phôi pha đi phần nào những thứ như bắt đầu và kết thúc, chỉ để lại những điều đẹp đẽ để người ta nhẹ lòng hơn về một câu chuyện buồn. Tôi quen anh, chỉ tình cờ thôi, trong một lần lướt facebook và bỗng dưng phát hiện một bức ảnh của mình mà tôi chưa từng chụp xuất hiện trên timeline của anh. Bức ảnh chụp tôi ngồi giữa hai kệ sách to trong thư viện, tựa lưng vào tường và chăm chú đọc sách, bên cạnh là đôi giày búp bê màu đỏ. Anh đặt tên cho bức ảnh ấy là "Hài đỏ". Tôi kết bạn với anh, chúng tôi nói chuyện, tồi gặp nhau. Và tôi bị anh cuốn hút...
Đôi mắt màu cà phê sữa của anh rất ấm, nhưng ánh nhìn luôn lạnh lùng. Anh ăn nói chừng mực nhưng thu hút người đối diện. Và đam mê chụp ảnh của anh khiến tôi khám phá ra một Hà Nội nhiều màu hơn tôi từng nghĩ. Anh từ từ kéo tôi vào thế giới của anh, chạy theo anh trong thế giới ấy mà quên mất những thứ vốn là tôi trước đây. Tôi yêu anh từ lúc nào chẳng biết. Và cần anh từ lúc nào chẳng biết. Khi tôi phát hiện ra điều đó thì dường như mọi thứ đã đi quá xa so với giới hạn cho phép. Tôi đã không còn biết đường quay về thế giới của mình nữa. Tôi yêu anh một cách điên cuồng.
blog radio 250 hài đỏ
Một ngày mùa đông, tôi cùng anh đi chụp ảnh. Nhưng anh không chụp mà chỉ ngồi trầm tư nghĩ ngợi điều gì đó. Tôi biết anh nghĩ gì. Tôi biết rằng anh nhớ cô ấy. Và tôi cũng biết nơi chúng tôi đang ngồi là nơi anh và cô ấy đã từng hò hẹn, cũng là nơi anh gặp cô ấy lần cuối. Anh yêu cô ấy rất nhiều! Tôi rất muốn làm điều gì đó. Nhưng làm gì bây giờ, với anh? Tôi có thể làm gì khi mà trong lòng anh đang cồn cào vì một người con gái khác? Tôi có thể làm gì khi điều đó khiến trái tim tôi chết lặng? Tôi có thể làm gì khi bản thân mình còn không thể giữ nổi giọt nước mắt mặn chát tràn vào môi? Tôi chỉ biết quay đi, để anh không nhìn thấy. Anh như vậy rất lâu. Và tim tôi cũng đau rất lâu.
- Em đã từng cố quên ai chưa?
Tôi ngập ngừng nhìn anh khi anh hỏi.
- Chưa anh ạ...Nhưng có lẽ, sắp rồi!
- Sắp à?
- Vâng!
- Sao anh lại có thể chưa bao giờ hỏi về người yêu em nhỉ! Trong khi lúc nào em cũng quan tâm và nghe anh tâm sự... Anh thật vô tâm...Anh ấy như thế nào? Hai người đang cãi nhau hay anh ấy sắp đi xa? - Anh bỗng nhiên nhìn tôi một cách có lỗi và hỏi dồn.
- À...- Tôi cười buồn, nói thế nào đây - ...Anh ấy có đôi mắt màu cà phê sữa...chưa bao giờ yêu em. Và... em sắp đi xa!
- Em sắp đi xa? Em đi đâu?
Anh bất ngờ im lặng vài giây và sự thảng thốt trong mắt anh làm tim tôi ấm lại một chút.
- Em du học. Ở London. 3 ngày nữa em bay.
Anh trầm ngâm một chút, thôi thảng thốt và cười bình thản:
- Sẽ tốt cho em!
- Anh nghĩ là tốt cho em sao? - Tôi hơi thất vọng.
- Ừ.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi rơi vào khoảng trống. Anh hướng mắt ra xa. Còn tôi thì quay đi để nén tiếng nấc đang nghẹn đầy dần trong lồng ngực. Có lẽ anh nói đúng...Tôi không thể chạy theo anh mãi trong thế giới của anh. Một ngày nào đó kiệt sức, làm sao tôi tự đứng dậy nổi. Trái tim anh trọn vẹn thuộc về người khác!
3 ngày trước khi bay,tôi tắt điện thoại, cũng không gặp anh. Tôi dành trọn 3 ngày để xếp lại những kí ức trong lòng, xếp lại những kỉ niệm và cất gọn gàng ở một góc trên tầng gác mái. Tôi nghĩ rằng không nên mang theo quá khứ khi muốn bắt đầu một chặng đường mới. Nhưng dường như tôi đã lầm. Người ta chỉ có thế xếp lại những thứ cũ kĩ tràn ngập xung quanh, để mắt không nhìn thấy, để tự khích lệ mình hãy vượt qua mọi chuyện. Nhưng người ta không thể vứt bỏ hết những thứ ở trong tim khi con tim họ luôn hướng nhịp đập về một người nào đó. Tôi đã để tất cả lại Hà Nội, nhưng quên mất rằng khung hình anh trong tim mình vẫn luôn được trân trọng cất giữ và mới vẹn tinh nguyên.
Bất giác, tôi lẩm nhẩm chuyện tình của mình bằng bài thơ mà anh đã từng đọc cho tôi khi tôi hỏi về cái tên của bức ảnh đầu tiên anh chụp tôi ở thư viện: " Hài đỏ, giầy xanh và váy suông".
Mùa tuyết London, cà phê lạ vị, bức ảnh ngày nào và những khung ảnh bề bộn trong tim...Tôi mỉm cười. Tuyết London vẫn không thể làm bạc màu bức ảnh khởi đầu mang tên "Hài đỏ". Tôi đã sai. Và anh cũng đã sai. Đi xa hoàn toàn không tốt cho tôi. Mà nó khiến tim tôi thêm nhức nhối. Bởi lẽ thậm chí tôi còn chưa dám đối mặt với tình cảm của mình một lần để anh biết được tôi yêu anh. Bởi lẽ tôi đang chạy trốn...
blog radio 250 hài đỏ
Cô ấy - Người mặc váy suông
"Cô ấy là người mặc váy suông
Là người anh thương, khiến em buồn
Là người đến trước ngày em đến
Là người có hết được cả anh."
Tôi không thể nào quên được cô ấy. Bạn cứ tưởng tượng đi, bạn yêu da diết một người và bỗng một ngày người ấy biến mất không lí do, chỉ để lại một lời nhắn tạm biệt, bạn có thể dễ dàng quên đi người ấy không? Cô ấy là người con gái trong mơ của tôi, là người con gái mà tôi luôn tưởng tượng ra từ ngày còn là một chàng trai mới lớn hay mơ mộng về mẫu người lí tưởng, là người con gái mà tôi hướng ống kính về cả tỉ lần cũng không thấy đủ. Cô ấy bước vào đời tôi như một cơn gió với chiếc váy trắng bồng bềnh như mây dạo chơi trên đồng cỏ. Cô ấy yêu những chiếc váy và luôn mặc váy vì cô ấy bảo những chiếc váy rất bồng bềnh và làm cho người mặc có cảm giác mình được bay bổng. Tôi yêu cái sự nhẹ nhàng ấy...
Tình yêu của tôi lớn đến mức khi người con gái đó biến mất, tôi như mất phương hướng hoàn toàn vào cuộc sống của mình. Tôi không biết chụp gì, cũng không tìm được những thứ mình muốn chụp. Tôi không thể thôi nhớ cô ấy một giây và bỗng nhiên trở nên lầm lì, khó chịu. Người con gái đó, đối với tôi là một điều ám ảnh.
Cho đến khi tôi tình cờ gặp em ở thư viện. Em ngồi giữa hai kệ sách, tựa lưng vào tường và say sưa đọc một cuốn tiểu thuyết. Đôi giày đỏ bên cạnh em thu hút ánh nhìn của tôi và mái tóc nâu mềm xõa trên vai bỗng nhiên làm em nổi bật. Ống kính của tôi đã hướng về em một cách vô thức. Và bức ảnh đó đã đưa một cơn gió mới đến với tôi.
Em không bao giờ mặc váy. Nhưng em luôn nổi bật vì em luôn đi giầy đỏ. Tôi rất ít khi thấy em đi giầy màu khác. Màu đỏ ướm vào đôi chân nhỏ xíu của em và cái dáng đi, dáng chạy lăng xăng làm em trông như một đứa trẻ, rất đáng yêu. Em luôn cười rạng rỡ. Cái nét đặc biệt ấy làm những tấm ảnh của tôi luôn tràn ngập sức sống. Nỗi hoang mang trong lòng tôi bỗng dịu đi một chút. Tuy nhiên, hình như là chỉ một chút mà thôi.
blog radio 250 hài đỏ
Tôi vẫn luôn kiếm tìm nét gì đó của người con gái ấy từ em tuy biết rằng điều đó là có lỗi...Tôi có lỗi với em rất nhiều, nhất là khi biết em yêu tôi nhưng trong lòng tôi lại luôn ám ảnh về một người con gái khác, mà vẫn luôn ích kỉ muốn em ở bên mình. Tôi có lỗi khi cứ mãi chìm trong kí ức và bắt em phải luôn lắng nghe kí ức của mình mặc kệ cho tim em đau âm ỉ. Tôi có lỗi khi cứ làm như vô tình để em bị tổn thương chỉ vì sự ích kỉ của mình. Nhưng không hiểu sao em lại luôn bao dung và luôn im lặng lắng nghe tôi mặc cho tôi không bao giờ quan tâm đến em. Em cứ luôn hướng mọi thứ tốt nhất về phía tôi một cách hồn nhiên mặc cho trái tim em nhức nhối.
Có một lần, chúng tôi ngồi ngắm sao, bất chợt thấy sao băng, em vội chắp tay cầu nguyện. Tôi phì cười vì thấy trò ấy thật trẻ con. Nhưng khi em mở mắt ra, tôi lại tò mò hỏi:
- Em ước gì thế?
- Nói ra sẽ mất linh. Em không nói đâu. - Em lắc đầu.
- Nói cho một mình anh biết chắc không sao đâu. Cứ nói xem nào.
Em trần ngâm một lúc rồi nhìn tôi thỏ thẻ:
- Em ước chị ấy sẽ quay về.
Tôi biết em nói thật. Nhưng tôi không hiểu sao em lại chân thành và vô tư như thế. Sao em lại nghĩ cho tôi nhiều như thế? Chẳng lẽ em không ghen tị với cô ấy hay sao? Tôi dám cá chẳng có cô gái nào như em cả. Cho dù cao thượng đến mấy người ta cũng khó lòng thắng nổi sự ích kỉ bên trong, bất kể nam nữ gì cũng vậy. Thế mà, tình yêu của em dành cho tôi lại khác. Toàn tâm toàn ý và trong sáng nhất mà tôi từng thấy. Em yêu tôi đến mức quên đi bản thân mình.
- Em đã từng cố quên ai chưa?
Em ngập ngừng nhìn tôi khi tôi hỏi.
- Chưa anh ạ...Nhưng có lẽ, sắp rồi!
- Sắp à?
- Vâng!
- Sao anh lại có thể chưa bao giờ hỏi về người yêu em nhỉ! Trong khi lúc nào em cũng quan tâm và nghe anh tâm sự... Anh thật vô tâm...Anh ấy như thế nào? Hai người đang cãi nhau hay anh ấy sắp đi xa? - Tôi giả vờ nhìn em một cách có lỗi và hỏi dồn.
- À...- Em cười buồn và ngập ngừng - ...Anh ấy có đôi mắt màu cà phê sữa...chưa bao giờ yêu em. Và ...em sắp đi xa!
- Em sắp đi xa? Em đi đâu?
Tim tôi bỗng nhiên giật thót. Tôi im lặng một lúc, mắt nhìn em thảng thốt.
- Em du học. Ở London. 3 ngày nữa em bay.
Tôi trầm ngâm một chút, thôi thảng thốt và cười bình thản:
- Sẽ tốt cho em!
- Anh nghĩ là tốt cho em sao? - Giọng em hơi thất vọng.
- Ừ.
Tôi nghĩ là sẽ tốt cho em. Thời gian và khoảng cách sẽ làm em nguôi đi và dần quên tôi đi. Em và tôi khác tôi và cô ấy. Giữa em và tôi chỉ đơn thuần là tình cảm đơn phương em dành cho tôi. Em sẽ mau quên tôi hơn. Còn cô ấy...Chúng tôi đã từng có một quãng thời gian dài mặn nồng. Tôi vẫn không thôi ám ảnh. Tôi không xứng với em. Và tôi không muốn tiếp tục có lỗi với em nhiều hơn nữa. Một cô bé tinh khiết như em, có trái tim đẹp như em cần một người con trai cũng toàn tâm toàn ý với em như thế. Tôi không thể!...
blog radio 250 hài đỏ
3 ngày trước khi đi, em không hề liên lạc với tôi. Tôi nghĩ rằng em cần thời gian để xếp lại những tình cảm ấy. Những tình cảm mà em đã đặt nhầm nơi tôi. Vì thế tôi cũng không liên lạc với em. Tôi muốn để cho trái tim em được nhẹ nhõm, để đến phút cuối cùng, em sẽ có thể ra đi mà không lưu luyến gì nhiều.
Thế nhưng, tôi sai một nửa. Việc em đi rất xa tôi có lẽ tốt cho em, nhưng lại hoàn toàn không tốt đối với tôi. Tôi nhận ra, những bức ảnh của em đã chiếm dần chỗ của những bức ảnh mà tôi chụp cô ấy. Và tôi vô thức nhắc tên em nhiều lần sau những lần hình ảnh cô ấy thoáng hiện lên trong đầu. Vâng, chỉ là thoáng hiện mà thôi. Tôi nhận ra mình nghĩ nhiều hơn đến đôi giày đỏ mà chỉ thoang thoảng nhớ đến chiếc váy bồng bềnh. Và tôi nhận ra, tôi luôn giữ thói quen khoe những shot hình đẹp với em mỗi lần đi chụp. Chiều nay cũng thế. Chiều mùa đông Hà Nội. Tôi xách máy đi lang thang một mình. Bỗng nhiên chụp được cảnh hoàng hôn thật đẹp trên sông Hồng, tôi mỉm cười quay lại:
- Em xem bức này có đẹp không?
Anh - Chàng trai mang giầy xanh
"Anh là chàng trai mang giầy xanh
Gương mặt lạnh tanh chẳng ân cần
Đôi lúc tưởng gần lại xa lắm
Thỉnh thoảng tay nắm mà như buông..."
Tôi còn nhớ cái ngày anh nhận lời mời gặp mặt và xuất hiện trước mặt tôi. Áo jean bạc màu, quần rách bụi bặm và đôi giầy vải màu xanh coban nổi bật. Vai anh đeo chiếc túi máy ảnh to và anh đội chiếc mũ cùng màu với đôi giày. Nụ cười của anh lạnh lùng nhưng có sức hút kì lạ. Anh không nói nhiều, chỉ nói những gì tôi hỏi nhưng cách nói của anh thì không hề nhàm chán. Những lần gặp sau đó, chúng tôi thường lang thang đi chụp ảnh. Anh hay chụp lén tôi những lúc tôi mải chơi hay mải chạy loăng quăng đuổi những chú bướm trên bãi cỏ và mỗi lần chụp được ảnh đẹp, anh lại cho tôi xem. Anh khiến cho tôi có cảm giác rất gần gũi thân thiện nhưng cũng tạo ra một khoảng cách hết sức rõ ràng. Đôi khi tôi lầm tưởng chúng tôi đã rất gần, lầm tưởng tôi sắp chạm vào trái tim anh, nhưng chỉ trong một giây ngắn ngủi, anh làm cho tôi nhận ra cái khoảng cách quá lớn giữa tôi và anh.
Phải! Trong tim anh đã có hình ảnh của một người con gái khác mà theo anh kể, đó là một người con gái "vô cùng ám ảnh". Họ đã từng rất yêu nhau, nhưng bỗng một ngày cô ấy biến mất mà không có bất kì một lí do nào cả. Tôi chưa từng trải qua cảm giác đó, nhưng tôi nghĩ rằng, có lẽ tôi có thể hiểu được phần nào tâm trạng của anh.
Người con gái vô hình ấy, bỗng nhiên trở thành một điều gì đó quá đẹp và quá lớn khiến tôi cảm thấy mình không thể nào thay thế được. Và tôi chọn cách yêu đơn phương...Tôi chọn cách nghĩ toàn vẹn cho anh, tôi muốn được xoa dịu bớt nỗi đau âm ỉ trong trái tim người con trai tôi yêu. Tôi biết anh không thể nào quên cô ấy. Nếu có một cách có thể làm anh thôi đau khổ, có lẽ chỉ có thể là sự trở về của cô ấy mà thôi. Và không hiểu tại sao, tôi lại ước cô ấy quay về. Trong một lần bất chợt nhìn thấy sao băng, tôi đã ước điều ấy, và nói cho anh nghe. Tôi không biết anh nghĩ gì, nhưng tôi biết rằng, anh biết tôi thật tâm cầu mong điều đó. Nhưng tôi không biết anh có hiểu vì sao tôi lại ước như thế hay không...Bởi tôi không muốn nhìn thấy ánh mắt đờ đẫn và mơ hồ tìm kiếm điều gì đó mỗi khi anh hướng máy ảnh về phía tôi. Vì tôi hiểu là anh đang tìm những nét của cô ấy trong tôi...Mỗi lần như thế, tim tôi nhói lên dữ dội...
Hài đỏ và giầy xanh
Tuyết London mùa thứ hai, tôi vẫn lạc giữa dòng người xuôi ngược mà vẫn không tìm thấy điều tôi đang tìm kiếm. Tôi nhìn lần nữa tấm ảnh đầu tiên tôi chụp em: "Hài đỏ". Vẻ mặt say sưa, mái tóc mềm buông xõa và đôi giầy ấy... London tuyết phủ trắng xóa. Tôi đã từng chụp tuyết đôi lần, nhưng chưa bao giờ cảm thấy tuyết buồn một cách rợn ngợp như vậy. Tuyết London khiến tôi không muốn chụp mà chỉ khiến tôi muốn ngồi yên đâu đó mà ngắm nhìn, mà nghĩ ngợi.
Khi đặt tên cho bức ảnh này, tôi đã nghĩ đến hình ảnh cô gái mang giầy đỏ trong một bài thơ của Gia Đoàn. Nhưng tôi lại không ngờ cô gái mang hài đỏ ấy lại yêu tôi, một kẻ đang chìm trong quá khứ với người con gái váy suông...Tôi thậm chí còn tệ hơn anh chàng mang giầy xanh. Tôi không chỉ lạnh lùng và tạo khoảng cách với em, mà tôi còn làm đau trái tim em quá nhiều. Để rồi tự mình đánh mất một điều thiêng liêng mà em luôn chân thành dành cho tôi.
Bốn năm em đi, không một chút tin tức. Hai năm một mình lang thang khắp những con đường Hà Nội, tôi luôn dặn lòng mình em chỉ là một cơn gió thoảng qua mà thôi. Nhưng tôi lại lầm một lần nữa. Khắp các con đường, chỗ nào tôi cũng thấy nụ cười rạng rỡ của em, đôi chân bé nhỏ chạy lăng xăng của em. Tôi đánh rơi hình ảnh người con gái váy bồng bềnh tự lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Tôi nhận ra, tôi yêu Hà Nội bắt đầu từ những ngày lang thang chụp ảnh cùng em. Muốn quên em, có lẽ tôi phải rời xa Hà Nội. Nhưng rời xa Hà Nội, liệu tôi có thể quên em không? Người ta có thể quên được không khi trong lòng mãi luôn hướng về? Và tôi bỗng nhận ra một điều khác, con người ta thường thôi tiếc nuối những điều mà người ta đã từng yêu thương trọn vẹn. Còn những điều khiến họ tiếc nuối lâu hơn, thậm chí cả đời là những điều họ không dám đối mặt và chưa thực sự hết lòng. Đối với "váy suông", tôi đã trọn vẹn yêu cô ấy, tuy là trong lòng đau vô cùng bởi cô ấy đã biến mất không một lí do. Nhưng đối với "hài đỏ", dù sự ra đi của em chẳng khiến tôi bàng hoàng, nhưng nó khiến tôi day dứt và hối hận mỗi buổi sáng thức dậy và cả quãng thời gian còn lại của ngày sau mỗi buổi sáng ấy.
blog radio 250 hài đỏ
Tôi quyết định đi tìm em. Để trái tim mình thôi nhức nhối. Mùa tuyết London thứ hai, tôi vẫn hoang mang kiếm tìm vết giầy đỏ giữa tuyết trắng bát ngát mênh mông...
Tôi ghé vào một quán nhỏ định lót dạ và uống một tách cà phê cho ấm người. Quán khá vắng vì đã gần hết buổi sáng. Tôi đến một chiếc bàn cạnh cửa sổ vì ở đó tiện có một anh bồi bàn đang dọn dẹp, tôi sẽ tiết kiệm được thời gian. Tôi đến gần định ngồi xuống thì bỗng khựng lại. Cậu bồi bàn ấy cầm trên tay một tấm ảnh. Đó là "Hài đỏ" mà tôi đã chụp em.
- Xin lỗi cậu! Cậu lấy bức ảnh này ở đâu vậy? - Tôi hỏi, trống ngực đập thình thịch.
Chàng trai ngước lên nhìn tôi rồi mỉm cười lịch sự:
- Có lẽ là của cô gái ấy để quên. Lúc nãy tôi thấy cô ấy ngắm bức ảnh hồi lâu, nhưng hình như có điện thoại gấp nên cô ấy tính tiền rồi vội vàng đi luôn.
- Cô ấy có phải cô gái trong ảnh không? - Tôi hồi hộp.
- Có lẽ là vậy. Rất giống cô gái trong ảnh.
- Cậu có biết cô ấy ở đâu không? Tôi là người quen của cô ấy.
- Tôi không biết cô ấy ở đâu. Nhưng ngày nào 8h sáng cô ấy cũng đến đây và ngồi ở bàn này.
- Tôi xem bức ảnh một chút được chứ?
Chàng trai đưa bức ảnh cho tôi rồi cúi xuống lau dọn chiếc bàn mà em đã ngồi. Tim tôi vẫn chưa thôi đập mạnh. Ở mặt sau bức ảnh, em viết những câu thơ cuối trong bài thơ của Gia Đoàn:
"... Còn em thì chỉ có giầy xanh
Và những mong manh chữ nhân tình
Chờ đôi lần vui ngày anh ghé
Để cởi hài đỏ, để bên anh".
Nghĩ ngợi một lúc, tôi lấy bút và đề vào tấm ảnh mà tôi đang giữ:
" Anh là chàng trai mang giầy xanh
Đi tìm hài đỏ ở trong hình
Đừng trốn giữa London tuyết trắng
Hãy cởi hài đỏ, để bên anh"
Rồi tôi nắm tay cậu bồi bàn với tất cả niềm tin và sự vui sướng tột cùng:
- Ngày mai khi cô ấy đến, phiền anh đưa bức ảnh này cho cô ấy có được không?